- Chuyên đề:
- Bí quyết giảm cân
Dầu cá có thực sự là TPCN giảm cân hiệu quả?
Uống Omega-3 rồi thì không cần ăn cá nữa?
Uống 3.000mg dầu cá mỗi ngày có phải là nhiều?
Thực phẩm chức năng gây suy giảm chức năng thận?
Uống Omega-3 rồi thì không cần ăn cá nữa?
Nhiều người dùng dầu cá với hy vọng nó có thể thúc đẩy chức năng não bộ, giảm trầm cảm hoặc giảm chứng viêm trong cơ thể. Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra thêm một công dụng tuyệt vời của dầu cá qua những nghiên cứu trên động vật: Giúp giảm cân.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto (Nhật Bản) đã tiến hành thí nghiệm cho chuột ăn hai nhóm thực phẩm: Nhóm thực phẩm giàu chất béo và nhóm có trộn với dầu cá.
Kết quả là, những con chuột ăn thực phẩm có trộn với dầu cá có lượng mỡ tích tụ trong cơ thể thấp hơn nhiều so với những con chuột chỉ ăn nguyên đồ ăn giàu chất béo. Sau khi phân tích, các nhà khoa học phát hiện dầu cá có khả năng biến những tế bào mỡ từ dạng dự trữ qua dạng tiêu thụ, điều này làm giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể các đối tượng thí nghiệm.
Dầu cá là loại thực phẩm chức năng phổ biến với nhiều công dụng từ làm đẹp tới bổ trợ sức khoẻ
Thực tế, rất nhiều người cho rằng mô mỡ chính là một hệ thống lưu trữ chất béo. Thông thường, con người sở hữu 2 loại tế bào mỡ: Tế bào mỡ trắng là nơi dự trữ chất béo và tế bào mỡ nâu là nơi chuyển hóa chất béo thành năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ lạnh kích hoạt chất béo nâu, khi đó các tế bào này sẽ phát tín hiệu kích hoạt một protein gọi là UCP1. Các nhà khoa học cho biết, mức độ cao của protein này xảy ra ở những con chuột đã ăn dầu cá. Họ tin rằng, dầu cá có thể giúp biến mỡ trắng thành chất béo màu nâu, từ đó kích hoạt các tế bào chất béo màu nâu này đốt cháy chất béo và giảm cân.
Tuy nhiên theo một số nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Zerobelly và Indiatimes hồi đầu tháng 8 thì, rất nhiều hãng sản xuất dầu cá tuyên bố sản phẩm của họ không chứa thủy ngân, nhưng nhiều loại hóa chất độc hại khác vẫn thường xuyên bị phát hiện trong các viên cung cấp omega-3, bao gồm: Chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs), polychlorinated biphenyls (PCBs) và DDT làm tăng tiết obesogens.
Obesogens phá vỡ chức năng của hormone trong cơ thể người, thay đổi tổ hợp vi sinh khuẩn đường ruột, gây ra sự mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu. Sự mất cân bằng này có thể khiến nhiễu loạn cơn đói, sự trao đổi chất trong khi ngủ, tăng tế bào mỡ và tích trữ mỡ, gây tăng cân. Những obesogens này cũng có thể tăng nguy cơ bệnh tim, đái tháo đường, cholesterol cao.
Hiện tại, các nhà khoa học đang gấp rút hoàn thành những công đoạn nghiên cứu cuối cùng trước khi tiến hành thử nghiệm trên người. Nếu thí nghiệm tiếp theo thành công thì đây sẽ là bước tiến lớn của ngành y tế cũng như các chuyên gia dinh dưỡng của con người. Vì thế, bạn cũng đừng vội vàng sử dụng chúng như một loại thực phẩm chức năng giảm cân trước khi có những bằng chứng thuyết phục hơn từ giới khoa học.
Theo một báo cáo được đăng tải trên Tạp chí The Mayo Clinic (Mỹ), thì thực phẩm chức năng giảm cân không hoàn toàn có tác dụng cho tất cả người dùng và hiệu quả khi sử dụng rất khiêm tốn. Thêm nữa, một nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Harvard (Mỹ) cũng cho thấy rằng, mọi người không thể giảm béo chỉ bằng uống các loại thực phẩm bổ sung. Muốn đốt cháy chất béo, không chỉ thiết lập chế độ ăn uống khoa học mà còn phải tập luyện thể dục, thể thao một cách hợp lý.
Bình luận của bạn