Tinh mắt chọn TPCN dầu cá Omega-3 chỉ cần nhìn vỏ hộp

Thông tin ghi trên nhãn cũng giúp bạn chọn được sản phẩm dầu cá Omega-3 có chất lượng cao hơn

Dầu cá Omega-3 có chứa thủy ngân không?

Dầu cá Omega-3 với bệnh tim mạch: Dùng sao cho đúng?

Viên dầu cá Omega-3 Trung Quốc ăn thủng tấm xốp

Cục An toàn thực phẩm nói gì vụ dầu cá Omega 3 "ăn" xốp

Theo các chuyên gia tại ConsumerLab.com (công ty kiểm định thực phẩm chức năng độc lập có trụ sở tại Mỹ), bạn có thể dựa vào các thông tin trên nhãn để chọn sản phẩm Omega-3 (kể cả là dầu cá - fish oil, dầu tôm - krill oil, hay dầu algal) có chất lượng tốt hơn.

Không nên chọn sản phẩm chỉ ghi tổng lượng Omega-3 (Total Omega-3) mà không ghi lượng cụ thể của DHA và EPA

Theo đó, bạn không nên chọn các sản phẩm thực phẩm chức năng Omega-3 có đặc điểm sau:

- Chỉ ghi tổng lượng Omega-3 (Total Omega-3) mà không ghi lượng cụ thể của acid docosahexaenoic (DHA) và acid eicosapentaenoic (EPA) - hai loại acid béo Omega-3. DHA giúp thiết lập các kết nối và truyền tín hiệu giữa các neuron thần kinh, giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh. Cả DHA và EPA đều hòa chức năng của hệ tim mạchCác sản phẩm dù có tổng lượng Omega-3 bằng nhau cũng sẽ khác nhau về hàm lượng EPA và DHA, điều này còn tùy thuộc vào độ cô đặc.

- Có một số thuật ngữ dễ gây hiểu lầm, chẳng hạn như: "Pharmaceutical grade" (loại dược phẩm). Viên bổ sung Omega-3 chỉ là thực phẩm chức năng chứ không nằm trong danh mục thực phẩm. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi thấy sản phẩm có ghi dòng chữ này.

Tất nhiên, chỉ nhìn vào nhãn sản phẩm thôi là chưa đủ để bạn chọn được sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Bởi, theo thử nghiệm của ConsumerLab.com trên 57 sản phẩm dầu cá được bán tại Mỹ, hầu hết các sản phẩm này đều chứa PCBs - nhóm các hợp chất nhân tạo có hại cho sức khỏe. Vì thế, bạn nên tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm, đặc biệt là mức độ nhiễm PCBs, nhà sản xuất có đạt chứng nhận GMP hay không và chất lượng của nguyên liệu tạo ra sản phẩm.

Tham khảo: Cách chọn thực phẩm chức năng nhập khẩu an toàn.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, dược sỹ - những người có chuyên môn và kinh nghiệm, trước khi sử dụng thực phẩm chức năng Omega-3 để bảo vệ sức khỏe.

**ConsumerLab.com là một công ty có trụ sở tại White Plains (New York, Mỹ), được thành lập vào năm 1999 bởi Tod Cooperman. ConsumerLab.com hoạt động nhằm mục đích “Xác định các sản phẩm sức khỏe và dinh dưỡng có chất lượng tốt nhất thông qua kiểm nghiệm độc lập”.

Trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, ConsumerLab.com tiến hành thử nghiệm các sản phẩm có mặt trên thị trường và lấy doanh thu từ việc công bố kết quả trên ấn phẩm trực tuyến. Có tem của ConsumerLab.com trên nhãn là một trong những tiêu chí để nhận diện sản phẩm TPCN an toàn, hiệu quả.

Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng