- Chuyên đề:
- Thực phẩm chức năng an toàn
Dầu cá Omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch
8 loại cá giàu Omega-3 nhất bạn nên ăn
Uống Omega-3 rồi thì không cần ăn cá nữa?
Cục An toàn thực phẩm nói gì vụ dầu cá Omega 3 "ăn" xốp
Có nên uống dầu cá trong thời gian dài?
Các thành phần của dầu cá Omega-3
Dầu cá Omega-3 chứa cả acid docosahexaenoic (DHA) và acid eicosapentaenoic (EPA) - hai dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tim.
Dầu cá Omega-3 với sức khỏe trái tim
Kết quả nghiên cứu cho thấy các acid béo omega-3 có thể giúp:
- Hạ huyết áp;
- Giảm triglycerides (chất béo trung tính có hại cho tim);
- Làm chậm quá trình hình thành mảng bám ở mạch máu (vữa xơ động mạch);
- Giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim;
- Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ;
- Giảm nguy cơ đột tử do bệnh tim ở những người mắc bệnh tim.
Việc sử dụng dầu cá Omega-3 cần có sự tư vấn của bác sỹ
Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo những người mắc bệnh tim nên bổ sung 1gr EPA và DHA mỗi ngày hoặc ăn cá ít nhất 2 lần/tuần (đặc biệt là cá béo, cá nước lạnh). Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi hồ và cá ngừ là những nguồn Omega-3 dồi dào.
Nếu bạn bị bệnh tim hoặc có nồng độ triglycerides trong máu cao, bạn có thể bổ sung Omega-3 liều cao. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu cá Omega-3 cần có sự tư vấn của bác sỹ.
Bổ sung dầu cá Omega-3 bao nhiêu là an toàn?
Theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ, bổ sung từ 3gr dầu cá mỗi ngày được coi là an toàn. Không nhiều hơn 3gr, trừ khi bạn đã được bác sỹ tư vấn về chế độ ăn uống đi kèm và các triệu chứng bất thường cần có sự can thiệp y tế.
Dầu cá Omega-3 có tác dụng phụ không?
Dầu cá Omega-3 có thể khiến miệng và hơi thở có mùi, vị hơi tanh. Omega-3 cũng có thể gây kích ứng dạ dày nhẹ, buồn nôn và đi ngoài phân lỏng. Uống nhiều hơn 3gr dầu cá mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Bình luận của bạn