Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn thiếu kẽm

Vết thương lâu lành có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kẽm

Dễ ốm đau, mệt mỏi do thiếu kẽm: Ăn ngay 12 thực phẩm này!

Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ

Nam giới dễ bị rối loạn cương dương do thiếu kẽm

Hay bị ốm vặt, mặt chi chít mụn là do thiếu khoáng chất này

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp vết thương mau lành và hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh trong thai kỳ. Thiếu kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả những ảnh hưởng đến da và thị lực.

Một số nhóm người có nguy cơ thiếu kẽm cao bao gồm người mắc chứng rối loạn ăn uống, rối loạn sử dụng chất kích thích, bị các bệnh lý về đường tiêu hóa, người ăn chay trường…

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu kẽm bạn không nên bỏ qua:

1. Vết thương chậm lành

Các triệu chứng thiếu kẽm có thể rất đa dạng, tùy thuộc vào từng độ tuổi. Nhưng một trong những dấu hiệu phổ biến nhất, đặc biệt ở người cao tuổi, là vết thường chậm lành. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và chữa lành vết thương. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy vết cắt và vết trầy xước lâu lành hơn, nguyên nhân có thể là do thiếu kẽm.

2. Rụng tóc

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, thiếu kẽm có thể dẫn đến rụng tóc. Trong một đánh giá năm 2017, đã chỉ ra mối liên hệ giữa nồng độ kẽm thấp với một số tình trạng rụng tóc, bao gồm rụng tóc từng vùng (alopecia areata), rụng tóc telogen (telogen effluvium) và hói đầu kiểu nam (androgenetic alopecia).

3. Mụn trứng cá

Một đánh giá năm 2020 cho thấy những người bị mụn trứng cá thường có nồng độ kẽm thấp hơn những người không bị mụn. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bổ sung đủ kẽm có thể giúp làm giảm mụn, giúp bạn ít bị mụn hơn.

4. Bệnh mạn tính

Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết, thiếu kẽm có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe khác, bao gồm viêm phổi và đái tháo đường. Vì kẽm hỗ trợ hệ miễn dịch, khi thiếu kẽm có thể khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, thiếu kẽm cũng có thể khiến cơ thể khó chống lại tình trạng viêm nhiễm và tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra - cả hai đều liên quan đến bệnh mạn tính.

5. Mất thị lực

Mắt của bạn, đặc biệt là võng mạc, chứa rất nhiều kẽm. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2019, lượng kẽm bắt đầu giảm dần theo tuổi tác và khi đó, bạn có thể bị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm có thể giúp bạn ngăn ngừa mất thị lực. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kẽm.

6. Mất vị giác

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong các giác quan của con người, đặc biệt là vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm có thể dẫn đến giảm khả năng cảm nhận mùi vị, thậm chí mất hoàn toàn vị giác hoặc khứu giác.

7. Khó nghe

Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến thính giác của bạn theo nhiều cách khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy thiếu kẽm có thể gây mất thính lực hoặc ù tai - tiếng chuông hoặc tiếng vo ve dai dẳng trong tai.

 
Lê Tuyết (Theo Yahoo)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp