Phát hiện triệu chứng mới giúp nhận biết suy tim tiến triển nặng hơn

Nhận diện sớm những dấu hiệu của suy tim tiến triển có ý nghĩa rất quan trọng, để giúp bác sỹ kịp thời đưa ra biện pháp điều trị tích cực cho người bệnh.

Mệt mỏi vô cớ, dễ bị kích động: Dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Suy tim giai đoạn 3: Những dấu hiệu, triệu chứng nhất định phải biết

Hơn 30% người bệnh suy tim bị mất khả năng lao động

Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim trở nặng

Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí của ĐH Tim mạch Hoa Kỳ, chuyên đề Suy tim số ngày 1/2/2014, khoảng 1/3 các bệnh nhân suy tim tiến triển được chuyển đến bệnh viện có các dấu hiệu của bendopnea.
Nghiên cứu chỉ ra rằng “các bệnh nhân suy tim có biển hiện của chứng bendopnea thuộc huyết động nhóm C – có nghĩa là họ có chỉ số huyết áp (tâm thất trái) cao hơn và cung lượng tim thấp hơn” – TS. Jenifer T Thibodeau, Trung Tâm Y Tế Tây Nam, Trường ĐH Texas, Dallas, Hoa Kỳ cho hay. Cô cũng lưu ý, đây là những bệnh nhân suy tim nặng và đòi hỏi được điều chỉnh trong phương pháp điều trị, hoặc cần được đánh giá kỹ lưỡng hơn khi sử dụng các phương pháp trị liệu suy tim tiến triển ví dụ như các thiết bị cấy ghép giúp hỗ trợ chức năng tim.
Với sự hiểu biết của chúng ta, đây là dấu hiệu mới của suy tim lần đầu tiên được xác định trong nhiều năm trở lại đây, và nó được tìm thấy ở bệnh nhân không chỉ có quá tải dịch mà còn có chức năng tim bị suy yếu nhiều. Người bệnh có thể dễ dàng phát hiện các triệu chứng này và đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị bệnh. Còn với các bác sỹ, những triệu chứng mới được mô tả này có thể giúp cải thiện việc đánh giá tình trạng ứ dịch trong cơ thể của bệnh nhân suy tim tiến triển.
Khó thở khi cúi gập người
Theo các nhà nghiên cứu, khó thở là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy tim, nó có thể xuất hiện ở các thời điểm khác nhau, như khi gắng sức thở (dyspnea) hay khi nằm thẳng (orthopnea). Rất nhiều bệnh nhân nói với những nhà nghiên cứu rằng họ khó thở khi cúi xuống – một triệu chứng chưa được biết đến trước đây.
Để tìm hiểu về vấn đề này, TS. Thibodeau và các cộng sự đã nghiên cứu trên 102 bệnh nhân suy tim tâm thu được thông tim phải. Đa số người tham gia là đàn ông da trắng, tuổi từ 60 – 65 có triệu chứng suy tim độ 3 hoặc độ 4 (theo bảng phân loại NYHA).
Các bệnh nhân được yêu cầu ngồi trên ghế và cúi người về phía trước, giống như họ đang đi giầy hoặc mang tất. Họ được nhận định là có chứng bendopnea nếu khó thở sau khi cúi xuống 30 giây.
Các đối tượng được đánh giá huyết động khi nằm thẳng và một nhóm nhỏ 46 đối tượng cũng được đánh giá huyết động khi ngồi và cúi.
Đa số bệnh nhân suy tim giai đoạn tiến triển có khó thở khi cúi người
TS. Thibodeau giải thích, các nhà nghiên cứu xác định áp lực mao mạch phổi bít hay áp lực làm đầy tâm thất trái, từ đó tính toán cung lượng tim của bệnh nhân, một chỉ số giúp đo lường lượng máu được bơm ra động mạch chủ tới các cơ quan khác trong cơ thể.
Trong số 102 đối tượng, 29 người có triệu chứng bendopnea. Những bệnh nhân này thường có thêm các triệu chứng của suy tim mất bù , chẳng hạn như chứng đau thắt, khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm đầu thấp, và trướng bụng. Khi khám thực thể, dấu hiệu duy nhất liên quan đến bendopnea là áp lực tĩnh mạch cảnh cao.
Nghiên cứu cho thấy rằng chu vi vòng bụng tăng không phải là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân khó thở khi cúi người về phía trước. Mặc dù chỉ số khối cơ thể (BMI) của bệnh nhân có triệu chứng bendopnea cao hơn người thường, nhưng không có sự khác biệt trong chu vi vòng eo hoặc tỷ lệ vòng eo/vòng mông ở người có hoặc không có triệu chứng này.
Theo các nhà nghiên cứu, các đối tượng có triệu chứng bendopnea có áp lực đồ đầy tâm thất cao hơn và chỉ số cung lượng tim thấp hơn. Do đó, trong khi cúi người, họ có thể đạt đến ngưỡng áp suất kích thích gây khó thở.
“Mỗi triệu chứng được xác định thêm đều có thể hữu ích trong việc đánh giá bệnh tình của người bệnh. Chúng tôi hy vọng rằng kết quả này sẽ được nhân rộng qua các nghiên cứu khác và có thể tìm thấy triệu chứng này trên nhiều nhóm bệnh nhân khác nữa”.
Nhận diện sớm những dấu hiệu của suy tim tiến triển có ý nghĩa rất quan trọng, để giúp bác sỹ kịp thời đưa ra biện pháp điều trị tích cực cho người bệnh. Các giải pháp hỗ trợ điều trị cũng có thể được khuyến khích để giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng của suy tim và ngăn ngừa suy tim tiến triển. Một nghiên cứu mới được đăng tải trên Tạp chí Khoa học toàn cầu cho thấy, sự kết hợp của những thảo dược truyền thống như Đan Sâm, Vàng Đằng, Natto với các hoạt chất có lợi cho tim như L-carnitin có thể giúp cải thiện chức năng tim, giảm khó thở, mệt mỏi ở người bệnh suy tim và ngăn ngừa suy tim tiến triển.
Thu Trang H+ 
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch