Mệt mỏi vô cớ, dễ bị kích động: Dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Nguyên nhân bị mệt mỏi vô cớ, dễ kích động: Suy thượng thận

Tổn thương thận cấp tính được chữa trị với chi phí thấp?

Tổn thương thận khi điều trị bệnh cao huyết áp

Bị đái tháo đường nhớ uống dầu cá!

Trị sỏi thận, phòng suy thận cần tránh thực phẩm gì?

Suy thượng thận (Adrenal Fatigue) là một tập hợp các dấu hiệu và triệu chứng là kết quả từ sự suy yếu của tuyến thượng thận. Hội chứng có thể được gây ra bởi sự căng thẳng dữ dội hoặc kéo dài, hoặc sau nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, viêm phế quản hoặc viêm phổi, những ức chế, buồn bực trong cuộc sống...

Tuyến thượng thận có vai trò gì?

Thượng thận là tuyến nội tiết nhỏ nằm ngay phía trên 2 thận. Mỗi tuyến bao gồm 2 phần, phần tủy (bên trong) tiết ra các hormone catecholamin có tác dụng duy trì mức huyết áp và nhịp tim, phần vỏ (bên ngoài) tiết ra các hormone corticosteroid - rất quan trọng với sự sống.

Suy tuyến thượng thận hay suy vỏ thượng thận là tình trạng tuyến thượng thận sản xuất quá ít cortison, đôi khi là cả aldosteron dẫn đến rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí gây tử vong.

Bên cạnh đó, tuyến thượng thận đóng một vai trò quan trọng trong việc đối phó với stress và cân bằng kích thích tố như: Glucocorticoid (ổn định đường huyết), mineralocorticoid (duy trì huyết áp khỏe mạnh), estrogen, testosterone (hormone giới tính) và adrenaline (hormone có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch).

Các triệu chứng thường gặp: Đau mỏi cơ thể, khó tập trung, ủ rũ, dễ bị kích động, luôn luôn mệt mỏi, cảm hấy bị choáng ngọt, mất cân bằng nội tiết tố, thèm ăn ngọt và mặn. Những triệu chứng này có thể là biểu hiện của một vài rối loạn khác nhau và thường bị bác sỹ bỏ qua. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người bắt đầu nhận ra rằng những sự mệt mỏi này có thể là do suy thượng thận.

Stress - nguyên nhân chính gây ra suy thượng thận

Theo James Wilson (tác giả của cuốn Suy giảm tuyến thượng thận: Các hội chứng stress thế kỷ 21), stress mạn tính và lối sống chưa khoa học ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hồi phục của cơ thể sau những căng thẳng về thể chất, tinh thần hay cảm xúc.

Khi cơ thể bị stress sẽ kích hoạt các hormone theo trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận và sinh ra các đáp ứng khác nhau. Trong đó, kích hoạt trục tuyến yên - tuyến thượng sẽ chiếm ưu thế. Lúc đó, tuyến yên bị kích thích sẽ giải phóng CRH (Corticotropin-releasing hormone) và kích thích thùy trước tuyến yên giải phóng ACTH (hormone điều khiển tuyến thượng thận tiết ra các hormone chống lại tình trạng stress của cơ thể). Khi lượng ACTH tăng lên, tuyến thượng thận sẽ tiết ra hai hoạt chất cơ bản tham gia vào quá trình chống lại stress là adrenaline và cortison.

Adrenaline có tác dụng làm tăng nhịp tim, co mạch, tăng huyết áp và thường có vai trò rõ rệt trong những stress cấp tính, điều này biểu hiện rõ ràng nhất trong những cơn cáu giận của con người. Phản ứng này có tính chất tự vệ tuy nhiên nếu phản ứng mạnh xảy ra trên cơ địa của những người có bệnh tim mạch, bệnh huyết áp có thể gây ra những hiệu ứng ngược như nhồi máu cơ tim, hay đột quỵ.

Cortisol (Corticoid) là một hormone có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, tăng lượng đường trong máu, tăng chuyển hóa cơ bản, tăng tiết dịch vị dạ dày… Do vậy khi cơ thể bị stress kéo dài có thể dẫn tới những phản ứng bất lợi như xuất hiện đau dạ dày, tăng đường huyết, béo phì…

Mặt khác, khi hàm lượng cortisol trong cơ thể tăng cao làm giảm tiết ACTH dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng của tuyến thượng thận.

Ở nữ giới, suy giảm chức năng tuyến thượng thận gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là mất kinh. Nghiên cứu trên những nam giới bị stress, người ta nhận thấy có sự giảm số lượng tinh trùng và giảm chất lượng tinh trùng (giảm tính di động, biến đổi hình thái của tinh trùng) và gây rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh sớm…


Biết Tuốt H+ (Theo Draxe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp