Nhược thị: Chữa muộn, hết cơ hội cứu chữa

Nhược thi ở trẻ em có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm

6 thói quen gây hại mắt bạn

4 bệnh về mắt dễ bị nhầm với đau mắt đỏ

Cần dưỡng chất nào để bảo vệ đôi mắt?

Vitamin: "Chiến binh" bảo vệ đôi mắt

Bệnh nhược thị là gì?

Nhược thị là sự suy giảm thị lực do võng mạc không được kích thích hoặc có sự tương tác bất thường về chức năng thị giác hai mắt mà không kèm theo tổn thương nhìn thấy được ở mắt, hoặc không phát hiện được nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám. Trong trường hợp có tổn thương thực thể thì mức độ giảm thị lực đó không tương xứng với mức độ bệnh lý đi kèm. Nhược thị có thể bị ở một hoặc hai bên mắt, nhưng có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.

Nguyên nhân gây ra nhược thị

Nguyên nhân gây nên nhược thị bao gồm: Cận thị, loạn thị, viễn thị, tật lác mắt, hay do các yếu tố gây tắc nghẽn trục nhìn của một bên mắt như bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sa mí mắt, cườm mắt hay các tổn thương khác ở mắt.

Trẻ nhược thị có thể có biểu hiện lác mắt

Nhược thị thường chỉ gây ảnh hưởng tới một bên mắt, nhưng nếu cả hai mắt đều mất đi thị lực trong khoảng thời gian dài thì bệnh nhược thị có thể xảy ra ở cả hai mắt. Việc chẩn đoán bệnh sớm sẽ mang đến khả năng điều trị thành công cao, nếu sau 8 tuổi, bệnh rất khó điều trị, trẻ sẽ bị nhược thị cả đời.

Biểu hiện khi trẻ bị nhược thị

Trẻ nhược thị có thể có biểu hiện lác mắt, hay nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi hay kêu nhức mắt, mỏi mắt. Tuy nhiên, phát hiện trẻ bị nhược thị không phải là việc dễ dàng vì nhiều trường hợp trẻ không có biểu hiện gì đặc biệt, trẻ thích nghi với điều kiện thị lực kém và chỉ được phát hiện khi khám sàng lọc. Nếu trẻ bị lác hoặc có những bất thường tại mắt thì bố mẹ có thể nhận thấy và đưa trẻ đi khám.

Nếu trẻ bị suy giảm thị lực, trẻ cần được chỉ định đeo kính phù hợp

Phương pháp điều trị nhược thị

Nếu trẻ bị suy giảm thị lực, trẻ cần được khám và chỉ định đeo kính phù hợp thường xuyên. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ luyện tập mắt bằng cách che mắt bình thường, và chỉ sử dụng mắt nhược thị, tối đa 2 giờ mỗi ngày. Với trường hợp trẻ bị nhược thị 2 mắt, cần luyện tập cả 2 mắt. Thời gian điều trị phụ thuộc vào tuổi của trẻ, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để có quá trình điều trị hiệu quả cho con.

Việc điều trị nhược thị sẽ đem lại hiệu quả khi bệnh được phát hiện sớm. Nếu bệnh của trẻ được phát hiện quá muộn (nhất là sau 13 tuổi), việc điều trị sẽ không thể thay đổi tình trạng tổn thương thị lực của trẻ. Vì vậy, phụ huynh nên theo dõi và đưa trẻ đi khám kiểm tra mắt nếu nghi ngờ hay phát hiện ra trẻ bị nhược thị.

Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của trẻ, giảm nguy cơ mắc các tật khúc xạ dẫn đến nhược thị, phụ huynh nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng qua thức ăn hàng ngày cho trẻ. Đồng thời có thể cho trẻ uống bổ sung các thực phẩm chức năng giúp bổ sung dinh dưỡng cho mắt hàng ngày. 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp) 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt