Các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ

Cận thị là một bệnh về tật khúc xạ của mắt khá phổ biến và ngày càng tăng ở trẻ nhỏ

Ca mổ đục thủy tinh thể diễn ra như thế nào?

Lưu ý khi phẫu thuật đục thủy tinh thể

Chữa đục thuỷ tinh thể bằng thuốc… nhỏ mắt

Khi nào cần phẫu thuật đục thuỷ tinh thể?

Tật khúc xạ ở trẻ em: Các tật khúc xạ thường gặp ở trẻ là cận, viễn, loạn thị. Biểu hiện của bệnh là trẻ thường nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi cả nhức đầu nhức mắt. Với các tật khúc xạ này, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sỹ chuyên khoa mắt để có phương hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra, cần hướng dẫn trẻ tuân thủ đầy đủ các quy định về tư thế ngồi học, thời gian giải lao và dinh dưỡng hợp lý để không bị mắc cận thị, hoặc nếu có dị tật về mắt thì cũng không bị nặng hơn.

Lác mắt ở trẻ em: Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà lác còn gây nên hiện tượng nhược thị. Bởi vậy, khi phát hiện trẻ bị lác, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa mắt để khám ngay. Thời gian điều trị lác càng sớm càng tốt vì sẽ rút ngắn được thời gian, tăng cường hiệu quả điều trị và nâng cao cơ hội phục hồi thị giác 2 mắt. 

Nhược thị ở trẻ em: Nhược thị là hiện tượng mắt kém ở 1 hoặc 2 bên do lác, tật khúc xạ hay một số bệnh lý ở mắt gây nên. Tuy nhiên, nhược thị có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng. Khám mắt định kỳ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện sớm trẻ nhược thị.

Bệnh võng mạc: Bệnh này thường gặp ở trẻ sinh non nhẹ cân (dưới 1,6kg) do chưa phát triển hoàn thiện mạch máu võng mạc. Trẻ sinh non càng nhẹ cân càng ốm yếu, phải thở oxy thì càng có nguy cơ mắc bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì trẻ có thể bị mù vĩnh viễn cả 2 mắt.

Việc khám mắt lần đầu cho trẻ có nguy cơ sau khi sinh 4 tuần là rất cần thiết để phát hiện bệnh. Với những trường hợp đã bị bong võng mạc thì dù có phẫu thuật kết quả cũng rất hạn chế. Vì thế, việc quan trọng là phòng bệnh bằng cách thực hiện tốt chế độ quản lý thai nghén.

Glaucoma bẩm sinh: Do củng mạc ở mắt trẻ đàn hồi nhiều nên khi áp lực trong mắt tăng lên làm cho mắt giãn lồi. Khi đó giác mạc to hơn bình thường. Khi giác mạc lồi sẽ tiếp tục xuất hiện nếp gấp, dần dần giác mạc bị phù và đục. Bệnh này nặng có thể dẫn đến mù lòa. Tất cả những trẻ có giác mạc to 1 hoặc 2 bên kèm theo sợ ánh sáng, chảy nước mắt và phù đục giác mạc cần phải đi khám ngay.

Sụp mi bẩm sinh: Có đến 25% trẻ bị nhược thị do mi che hoặc loạn thị do sụp mi gây ra. Dấu hiệu nhận biết của sụp mi rất dễ do mi sa xuống, không có nếp mí rõ ràng, khi nhìn xuống mi trên ít cử động. Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng sụp mi, giúp trẻ không phải nhăn trán hay ngửa cổ ra phía sau để nhìn.

Ung thư võng mạc: Là khối u ác tính nguyên phát thường gặp nhất ở trẻ. Bệnh có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 bên mắt. 90% xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Triệu chứng là ánh đồng tử trắng, lác mắt. Việc phát hiện sớm khối u sẽ giúp cứu được tính mạng của trẻ và cứu vãn được chức năng của con mắt bị bệnh.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Nguyên nhân được xác định do di truyền, nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa hay phối hợp các bệnh lý toàn thân. Dấu hiệu nhận biết: Mắt trẻ có ánh hồng, khi chiếu đèn vào soi thấy có ánh trắng trong mắt. Việc phát hiện sớm giúp trẻ phục hồi được những tổn thương do đục thủy tinh thể bẩm sinh gây ra bởi nếu điều trị muộn sẽ không phục hồi được.

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt ở trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng. Các sản phẩm này có chứa các chất chống oxy hóa mạnh như Lutein và Zeaxanthin, các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mắt như kẽm, vitamin B2 sẽ giúp tăng cường thị lực cho trẻ.

Thùy Trang H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt