Nguy cơ bùng phát, lây nhiễm đậu mùa khỉ tại Việt Nam thấp

"Đậu mùa khỉ" và nguy cơ cho Việt Nam. Ảnh: Med Talks.

WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu với bệnh đậu mùa khỉ

Liên tiếp nhiều nước ghi nhận các ca tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ

Chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ

Bộ Y tế họp khẩn, khuyến cáo 6 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ

Chương trình diễn ra với sự dẫn dắt của PGS.TS Lê Thị Kim Ánh - Giảng viên Trường Đại học Y tế Công cộng và hai diễn giả là PGS.TS.BS Phạm Quang Thái - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và bác sỹ Đỗ Tuấn Anh - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Trong 90 phút của chương trình, các chuyên gia đã cung cấp những thông tin xoay quanh căn bệnh đậu mùa khỉ. Bao gồm kiến thức phòng tránh và điều trị bệnh, đồng thời cũng nêu lên quan điểm về nguy cơ của căn bệnh đối với Việt Nam.

Các vị chuyên gia của Med Talks thảo luận về căn bệnh nóng trên toàn cầu. Ảnh: Med Talks.

Các vị chuyên gia của Med Talks thảo luận về căn bệnh "nóng" trên toàn cầu. Ảnh: Med Talks.

PGS.TS.BS Phạm Quang Thái cho biết khả năng xảy ra nguy cơ bùng phát đậu mùa khỉ ở Việt Nam nói chung và ở các trường học nói riêng là rất thấp. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp virus có thể biến đổi theo thời gian, dẫn đến việc lây nhiễm khi người dân không có ý thức phòng ngừa là hoàn toàn có thể xảy ra.

PGS.TS. Phạm Quang Thái cũng chỉ ra những biện pháp phòng chống đậu mùa khỉ hiện nay có thể thực hiện đấy chính là: Giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc gần với ca bệnh hoặc động vật bị bệnh và vật dụng liên quan; Giữ vệ sinh; Giám sát và khai báo y tế; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Phòng hộ cá nhân và nâng cao thể trạng.

trung bình của một ngôi sao (1)

Bên cạnh đó, bác sỹ Đỗ Tuấn Anh - Bệnh viện Bạch Mai cũng đã giúp độc giả có thêm kiến thức về việc mắc đậu mùa khỉ khi đang mang thai. Bác sỹ cho biết khi đang mang thai, đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua nhau thai. Để tránh trường hợp lây truyền cho trẻ sơ sinh thì nên mổ để và áp dụng cách ly theo dõi với trẻ. Ngoài ra không được sử dụng sữa từ mẹ mà phải sử dụng sữa thay thế khác dành cho trẻ.

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Tên bệnh đậu mùa khỉ bắt nguồn từ việc phát hiện ban đầu về virus trên đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu tại Đan Mạch vào năm 1958. Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trên người được ghi nhận tại Cộng hòa Dân chủ Công gô vào năm 1970 và sau đó bệnh trở thành lưu hành ở khu vực Trung và Tây Phi.

Ngày 23/07/2022, WHO chính thức tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Đây là mức báo động cao nhất mà tổ chức này đưa ra trong bối cảnh các ca nhiễm bệnh đậu mùa ngày càng gia tăng. Theo thống kê tính đến 17 giờ chiều 9/8 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), số ca đậu mùa khỉ toàn thế giới đã vọt lên 31.800 ca, phân bố trên 89 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm nào. Song, với những thông tin về tình trạng nguy hiểm, và các thống kê liên quan đến căn bệnh này, chúng ta cũng cần chú ý và quan tâm.

 
Việt An
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm