Bạn có đang cho con bú quá no?

Mẹ nên chú ý một số dấu hiệu cho thấy bạn đang cho con bú nhiều hơn nhu cầu

Cho trẻ ăn gì để tránh các bệnh về đường hô hấp?

Chìa khóa giúp trẻ tăng đề kháng, ít ốm vặt cho năm học mới

5 thực phẩm đắng nhưng lại giúp tăng cường sức đề kháng

“Lá chắn” vaccine cho trẻ trước thềm năm học mới

Mặc dù việc cho trẻ bú đều đặn là điều cần thiết nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ bú quá no, bú quá nhiều dẫn đến dư thừa đều không tốt cho sức khỏe trẻ. Nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ có thể không chú ý đến vấn đề này hoặc không hiểu nhu cầu của trẻ.

Nhiều người cho rằng khi đói trẻ thường khóc nhưng điều đó cũng có thể là trẻ đang khó chịu khi no, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Dưới đây là những dấu hiệu của việc cho trẻ bú quá no mà cha mẹ nên biết:

Dấu hiệu cho trẻ bú quá no

- Tăng cân: Với trẻ sơ sinh, trong 1 năm đầu, bé có thể tăng từ 1-1,2kg/tháng trong 3 tháng đầu tiên. Càng về sau, cân nặng của bé sẽ tăng chậm lại. Nếu con bạn có vẻ tăng cân bất thường, đó có thể là dấu hiệu trẻ đã bú quá nhiều sữa.

- Đi vệ sinh nhiều: Nếu nhận thấy con bạn đi tiểu hoặc đi ngoài nhiều hơn bình thường trong khoảng thời gian ngắn, đó cũng có thể là do bé đã bú quá nhiều sữa.

- Trẻ lười bú: Nếu trẻ không đòi bú, không chịu bú ngay cả khi bạn cố cho trẻ bú có thể cho thấy trẻ đã no sữa nhiều.

- Trẻ khóc khi bú: Trẻ dễ khóc khi biết mẹ chuẩn bị cho bú sữa cũng là dấu hiệu tương tự.

- Bé nôn trớ sữa: Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, khi trẻ ăn no, hay mẹ ép trẻ bú quá mức thường dễ bị nôn trớ.

Cho trẻ bú nhiều có tốt không?

Trẻ bú quá no về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

Trẻ bú quá no về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

Nhiều cha mẹ cho con bú nhiều hơn mức cần thiết vì sợ trẻ đói sinh quấy khóc. Điều này là không tốt và còn gây ra tác dụng phụ về lâu dài.

- Trẻ bị đau bụng đầy hơi: Điều này dễ xảy ra hơn khi cho trẻ bú bình bởi đôi khi bú bình khiến trẻ nuốt quá nhiều không khí vào bụng, hoặc kỹ thuật cho bú của mẹ không tốt kèm theo trẻ bú quá nhanh có thể khiến cho trẻ bị nuốt nhiều hơi vào dạ dày, gây chứng ợ hơi và đau bụng.

- Trẻ mệt mỏi: Do uống quá nhiều sữa, bé có thể phải đi ngoài thường xuyên, điều này khiến khiến bé mệt mỏi.

- Tăng cân bất thường: Cho trẻ bú quá nhiều trong thời gian dài có thể khiến trẻ tăng cân đột ngột, gây ra một số vấn đề về sức khỏe và cần được sự theo dõi thăm khám của bác sĩ.

Lời khuyên cho mẹ

- Cố định thời gian cho bú: Tốt nhất mẹ nên hẹn giờ để cho trẻ bú mỗi 2-3 giờ/lần hoặc theo gợi ý của bác sĩ nhi khoa để có tần suất cho trẻ bú phù hợp. Song song với mỗi lần bú, hãy cố định lượng sữa trẻ sẽ bú, không quá nhiều cũng không quá ít giữa các lần.

- Không nên ép trẻ bú: Thông thường trẻ đói sẽ có nhu cầu đòi bú, nếu trẻ không muốn bú, dù khi trẻ đang đói, bạn hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa để được tư vấn thêm hoặc phòng trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe.

- Chọn bình sữa phù hợp: Không nên sử dụng bình sữa có kích thước lớn để cho trẻ bú. Thay vào đó, hãy sử dụng bình sữa nhỏ hoặc vừa để tránh cho bé bú quá nhiều cũng như dễ dàng khi trẻ bú.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ