Đề phòng đục thủy tinh thể ở trẻ em

Việc kiểm tra mắt cho trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng

Ca mổ đục thủy tinh thể diễn ra như thế nào?

Phẫu thuật đục thủy tinh thể có gây bến chứng?

Chế độ ăn uống cho người bệnh đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể: Thủ phạm nguy hiểm gây mù lòa

Nguyên nhân nào gây đục thủy tinh thể ở trẻ em?

Đục thủy tinh thể ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện ngay sau khi sinh, hoặc tiến triển trong những năm đầu của cuộc đời. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến đục thủy tinh thể ở trẻ nhỏ, thứ nhất là do di truyền (đục thủy tinh thể do di truyền chiếm 10 – 25% trẻ mắc bệnh), thứ hai là nhiễm khuẩn trong thời kỳ thai nghén hoặc các bệnh lý về mắt như viêm màng bồ đào, bong võng mạc, u nội nhãn… Ngoài ra, đục thủy tinh thể ở trẻ nhỏ còn có thể do chấn thương. Vết thương gây nên đục thủy tinh ở trẻ có thể xuất hiện ngay khi bị chấn thương hoặc tiến triển sau vài tuần hoặc nhiều tháng.  

Điều trị đục thủy tinh thể như thế nào?

Bác sỹ sẽ rạch một đường nhỏ trong mắt để lấy nhân đục ra. Sau khi nhập viện, bệnh nhân cần nằm viện 1 – 2 ngày. Trẻ cần được che mắt lại trong vòng 1 – 2 tuần để tránh các tác nhân bên ngoài tác động đến mắt. Trong quá trình phẫu thuật vẫn có thể xảy ra những biến chứng là xuất huyết, nhiễm khuẩn, bong võng mạc, glaucoma… vì vậy, cha mẹ nên lưu ý chăm sóc mắt cho trẻ sau khi phẫu thuật. 

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật

Trẻ sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể cần phải quan tâm đến cách thức điều chỉnh quang học và luyện tập để phục hồi thị lực sau mổ. Có thể điều chỉnh quang học sau mổ bằng cách đeo kính gọng. Đeo kính gọng là dùng kính hội tụ có công suất khoảng +9 đến +12 điop. Đây là phương  pháp đơn giản nhất nhưng hiệu không cao do kính phóng đại hình ảnh lớn tới 30%.

Phương pháp thứ 2 giúp trẻ nhìn rõ hơn là dùng kính tiếp xúc. Kính tiếp xúc là một thấu kính hội tụ đặt trực tiếp lên giác mạ. Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp đeo kính gọng là có thể sử dụng ngay sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Hình ảnh nhìn qua kính tiếp xúc chỉ phóng đại 10% và người sửu dụng cũng dễ dàng đổi kính cho hợp với thay đổi khúc xạ.

Phương pháp thứ 3 là phẫu thuật đắp giác mạc. Phẫu thuật đắp giác mạc là dùng một một thấu kính sinh học (lấy từ giác mạc người) khâu vào mặt trước giác mạc của trẻ sau khi mổ thủy tinh thể. Đây là phương pháp rất khó thực hiện.

Thứ 4 là phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo. Các bác sỹ sẽ sử dụng thủy tinh thể bằng chất liệu nhân tạo đặt vào vị trí tủy tinh thể tự nhiên. Phương pháp này điều chỉnh quang học tốt, kích thước ảnh tạo ra ở võng mạc hầu như không tăng. Trong 4 phương pháp trên thì đặt thủy tinh thể nhân tạo là xu hướng được lựa chọn nhiều nhất để nâng cao thị lực và hồi phục chức năng thị giác.

Cần tạo thói quen kiểm tra mắt sơ sinh

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, ngay từ khi mới ra đời bé luôn hướng ánh mắt nhìn mọi thứ quanh mình, vì tất cả đều rất lạ lẫm không giống như không gian khi trong bụng mẹ. Vì thế nếu kiểm tra mắt sơ sinh thì phát hiện đục thủy tinh thể (cũng như các bệnh mắt khác) rất sớm, điều trị ngay giai đoạn này sẽ tăng thị lực cho trẻ. Ở nước ngoài, hầu hết trẻ sơ sinh đều được kiểm tra mắt trước khi xuất viện. Nhưng ở Việt Nam, việc này hầu như không có, dẫn tới đa phần trẻ em bị đục thủy tinh thể đều được phát hiện do tình cờ và thường bị muộn.

Cha mẹ nên chủ động cho con khám mắt sau sinh tại chuyên khoa mắt hoặc thường xuyên quan sát để phát hiện sớm bệnh ở trẻ. Nếu mắt trẻ nhiều lòng trắng, mắt không nhìn theo hướng di chuyển của đồ vật (đặc biệt khi trẻ đã được 2 - 3 tháng tuổi trở lên) thì nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao. Hiện tượng đục thủy tinh thể bẩm sinh có liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe của mẹ khi mang thai. Nếu trong thai kỳ, người mẹ đã từng bị ốm, sốt, nhiễm virus, vi khuẩn… cần cho bé kiểm tra mắt ngay sau sinh để loại trừ nguy cơ tổn thương bẩm sinh.

Ngoài những phương pháp điều trị trên thì cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm TPCN được kết hợp từ thảo dược thiên như hoằng đăng kết hợp với các hoạt chất của y học hiện đại như lutein, zeaxanthin.. giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đục thủy tinh thể. Các sản phẩm này còn giúp tăng cường thị lực của trẻ một cách hiệu quả. 

Thùy Trang H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt