- Chuyên đề:
- Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Người bị đục thủy tinh thể nên đi khám mắt thường xuyên và có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Lưu ý khi phẫu thuật đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể: Thủ phạm nguy hiểm gây mù lòa
Chữa đục thuỷ tinh thể bằng thuốc… nhỏ mắt
Khi nào cần phẫu thuật đục thuỷ tinh thể?
Dinh dưỡng có liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể
Thủy tinh thể là một bộ phận của nhãn cầu, là một thấu kính 2 mặt lồi, trong suốt, dày 4mm và rộng 9mm, được bao bởi một màng bán thấm đối với nước và chất điện giải. Thủy tinh thể có chức năng điều tiết để vật thể bên ngoài mắt dù gần hay xa cũng đều có ảnh xuất hiện trên võng mạc. Thủy tinh thể bị đục cũng giống như tấm kính bị mờ không nhìn rõ được bên ngoài. Nếu bị đục hoàn toàn, hình ảnh sẽ không vào được võng mạc, gây mù.
Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam, thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; Dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì. Việc điều trị bằng phẫu thuật cho kết quả tốt nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo kết quả và đủ điều kiện để mổ. Điều quan trọng là phải biết cách phòng ngừa đục thủy tinh thể từ những nguyên nhân gây bệnh đã xác định được.
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là thiếu oxy, tăng lượng nước, giảm protein. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu, trường quay phim, đèn cao áp...), tiếp xúc với virus, vi trùng, chất độc của môi trường, khói (thuốc lá, máy xe, nhà máy...). Sự tiếp xúc này sẽ làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein và dẫn đến đục.
Chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể. Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh. Người bị đục thủy tinh thể có khuynh hướng thiếu vitamine C, đồng, mangan, kẽm. Beta-carotene giúp “dọn dẹp” tốt các gốc tự do - một tác nhân gây tổn hại mắt, bảo vệ mắt không bị những tổn thương liên quan đến ánh sáng. Còn taurine là một acid amin chính trong thủy tinh thể, có khả năng làm chậm sự khởi phát của bệnh.
Bổ sung dưỡng chất cho mắt
Nguyên tắc chung là bổ sung các chất dinh dưỡng liên quan tới quá trình trao đổi chất của thủy tinh thể. Bởi vì thủy tinh thể bị đục có liên quan đến tình trạng thiếu vitamin, peptide, acid amin và một số nguyên tố vi lượng như thiếc…
Có thể chọn ăn những thực phẩm chứa nhiều protein cao như thịt nạc, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ… để bổ sung protein, acid amin; Ăn nhiều rau tươi và trái cây như cà rốt, cà chua, ớt, rau chân vịt, xà lách, bắp cải, quả hồng, táo, lê… để bổ sung vitamin cho mắt.
Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm (Zn): Hàm lượng nguyên tố kẽm trong thuỷ tinh thể mắt tương đối cao, người bệnh đục thuỷ tinh thể rõ ràng hàm lượng Zn trong thuỷ tinh thể giảm thiểu đáng kể. Bởi vậy, cơ thể thiếu kẽm có thể thúc đẩy sự hình thành chứng đục thuỷ tinh thể. Khuyến cáo người mắc chứng đục thuỷ tinh thể nên ăn loại thực phẩm giàu nguyên tố Zn như cá trắm đen, thịt nạc, lạc, quả óc chó, sò biển...
Bổ sung Lutein và zeaxanthin - là hai loại carotenoid tồn tại trong mắt người và đồng thời là hai carotenoid duy nhất có ở võng mạc. Tại điểm vàng của mắt, Lutein và Zeaxanthin có hai chức năng bảo vệ rất quan trọng. Chúng giúp hấp thu chuyên biệt ánh sáng xanh - ánh sáng có năng lượng cao nhất và có khả năng gây thương tổn cao nhất tại võng mạc đồng thời cũng có tác dụng như chất chống oxy hóa ngăn chặn tác động xấu của gốc tự do gây tổn thương điểm vàng. Lutein và Zeaxanthin được Hiệp hội nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên dùng để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến lão hóa mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp.
Người bệnh bị đục thủy tinh thể cần kiêng những đồ ăn cay, nóng, kiêng thuốc lá, rượu bởi vì những thực phẩm có vị cay như hành, gừng, tỏi tây kích thích mắt, làm cho bệnh mắt nặng thêm. Thuốc lá và rượu sẽ gây tổn hại nhất định đối với thị lực.
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn