Để trẻ không còn ‘mang táo’ tới trường

Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng mang lại nhiều phiền toái cho cả mẹ và bé. Nếu cha mẹ bỏ quên, tình trạng này sẽ kéo dài và ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em trong lứa tuổi học đường bị táo bón, nhưng đa phần là do các bé không được cung cấp đủ nước, lười ăn rau xanh và nhịn đi vệ sinh ở trường.

Nhận biết trẻ bị táo bón

Táo bón rất dễ nhận biết nếu theo dõi số lần đi cầu và tính chất phân của trẻ. Theo PGS.TS. Nguyễn Gia Khánh - Trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Trung ương - nếu trẻ có các dấu hiệu sau, cha mẹ nên nghĩ ngay đến việc trẻ bị táo bón:

- Đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần;

- Phân rắn, sần, to hơn bình thường;

- Đại tiện khó, trẻ phải rặn khi đi cầu.

 


Táo bón rất dễ nhận biết nếu theo dõi số lần đi cầu và tính chất phân của trẻ

Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ có biểu hiện nhịn đi vệ sinh (do thói quen hình thành dẫn đến táo bón) như sau: trẻ sẽ lắc lư đi tới đi lui trong khi gồng cứng chân và mông, uốn cong lưng, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn, có thể nhảy chồm chồm hoặc các tư thế bất thường khác. Các bé cũng có thể trốn ở một góc kín hoặc một nơi nào khác trong khi thực hiện điệu bộ này.

Khắc phục tình trạng táo bón

Cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để xác định chính xác nguyên nhân gây táo bón và có phương pháp điều trị phù hợp, không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi không được sự đồng ý của bác sỹ.

Bên cạnh đó, thiết lập chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt khoa học sẽ giúp trẻ không bị lặp lại tình trạng này. Cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ (có tác dụng nhuận tràng). Muốn trẻ ăn nhiều rau, trái cây, ăn cả phần xác… đòi hỏi cha mẹ phải chế biến món ăn cho trẻ phù hợp, kiên trì tập cho trẻ ăn và bản thân mình phải có ý thức thực hiện tốt những thói quen này để cho trẻ làm theo.


Cho trẻ ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày giúp trẻ phòng ngừa táo bón

Cho trẻ ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày và uống nhiều nước giúp nhuận tràng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60ml và pha với nước âm ấm, lưu ý nếu pha với nước quá nóng sẽ khiến mật ong bị bay hơi, mất chất. Các loại nước trái cây, nước rau, canh súp lỏng cũng rất tốt cho cơ thể.

Xoa bụng để kích thích nhu động ruột cũng là một cách tránh táo bón hữu ích bởi trẻ nhỏ thường bị giảm nhu động ruột. Xoa bụng tốt nhất nên thực hiện vào giữa các bữa ăn khi trẻ không quá no hoặc quá đói. Chà xát hai tay cho ấm và xoa bụng trẻ theo chiều từ phải vòng qua trên rốn sang bên trái. Một ngày nên làm như vậy 2 lần, mỗi lần từ 3 – 5 phút để giúp kích thích nhu động ruột.

Phụ huynh, kết hợp với các thầy cô giáo cần phải giảng giải và kiên tâm chỉ bảo, nhắc nhở trẻ đi cầu hàng ngày, giúp phòng tránh táo bón.

Vegeplus sản phẩm dạng cốm chiết xuất từ các loại rau xanh tự nhiên của Việt Nam như rau má, dền gai, rau ngót (cốm rau Vegranule)... có tác dụng nhuận tràng. Sử dụng vegeplus là giải pháp vượt trội để phòng chống táo bón cho những trẻ lười ăn rau quả và uống nước.

Vegaplus bổ sung thêm các thành phần chính như: Diệp lục, cao mầm súp lơ xanh (Broccoli) có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, giúp cải thiện hệ miễn dịch; Fructo Oligosaccharid: Kích thích hệ vi sinh vật có lợi đường ruột; Taurine: Đóng vai trò quan trọng với các chức năng của não bộ. Đặc biệt, Vegeplus còn có ImmuneGamma® bao gồm các hợp chất Muramyl peptid, chiết xuất từ thành của tế bào vi khuẩn Lactobacillus fermentum, giúp kích thích các phản ứng miễn dịch, cân bằng hệ vi khuẩn lành tính đường ruột, tái tạo và hoàn thiện niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương lâu ngày.

Vegeplus - một sản phẩm của IMC - Tập đoàn có thương hiệu uy tín số 1 Việt Nam về nghiên cứu và sản xuất thực phẩm chức năng.

Kim Chi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ