Đi tiều nhiều, nước tiểu nhạt màu, khát nước cùng cực rất có thể là triệu chứng đái tháo nhạt
Nước tiểu tố cáo bạn đã ăn gì hôm qua
Nước tiểu đục cảnh báo bệnh gì?
Nước tiểu màu xanh, bệnh gì?
Vì sao nước tiểu của trẻ nhỏ có mùi hôi?
Đái tháo nhạt là gì?
Đái tháo nhạt (Diabetes insipidus) là một căn bệnh suy nhược và hiếm gặp, ảnh hưởng tới 1/25.000 dân số. Đái tháo nhạt có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, hầu hết xảy ra ở người lớn và có thể xuất hiện trong quá trình mang thai.
Đái tháo nhạt xảy ra khi cơ thể bạn không thể điều chỉnh được lượng nước mà bạn hấp thu vào. Thông thường, thận sẽ loại bỏ nước thừa ra khỏi máu. Lượng nước thừa này sẽ được lưu giữ tạm thời ở bàng quang dưới dạng nước tiểu, trước khi được tống ra ngoài. Khi hệ thống điều chỉnh lượng nước trong cơ thể hoạt động tốt, thận sẽ bảo tồn lượng dịch thừa này và sẽ tạo ra ít nước tiểu hơn trong trường hợp lượng nước của cơ thể đang có dấu hiệu hạ xuống (như khi ra mồ hôi nhiều).
Lượng nước cũng như độ đặc của dịch cơ thể sẽ được duy trì cân bằng thông qua sự phối hợp giữa việc bài tiết nước tiểu cũng như việc bổ sung nước bằng đường uống. Lượng nước được bổ sung vào cơ thể được điều chỉnh chủ yếu bằng cảm giác khát, và đôi khi do thói quen, bạn có thể sẽ bổ sung nhiều hơn lượng nước cơ thể cần. Lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài bởi thận chịu sự ảnh hưởng của vasopressin - hormone chống bài niệu (ADH).
Cơ thể sẽ sản xuất ra ADH ở vùng dưới đồi và lưu trữ lượng hormone này tại tuyến yên. ADH sẽ được giải phóng vào máu khi cơ thể bắt đầu bị mất nước. Khi đó, ADH sẽ bắt đầu cô đặc nước tiểu lại bằng cách kích hoạt các tiểu quản của thận để giải phóng nước ngược lại vào máu, thay vì giải phóng nước ra ngoài dưới dạng nước tiểu.
Trong một số trường hợp đái tháo nhạt, bác sỹ có thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh là gì, một số trường hợp khác thì không.
Tìm hiểu kỹ hơn đái tháo nhạt là gì, triệu chứng đái tháo nhạt và các loại đái tháo nhạt trong infographic dưới đây:
Tình trạng khát nước và đi tiểu nhiều cũng khiến không ít người nhầm lẫn bệnh đái tháo nhạt với đái tháo đường hoặc loạn thần kinh chức năng. Vì thế, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để nắm được rõ nhất tình trạng sức khỏe.
Đái tháo nhạt có nguy hiểm không?
Đái tháo nhạt hầu như không đe dọa tới tính mạng nếu bệnh nhân được điều trị sớm và quản lý bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không chú ý đặc biệt ở người già và trẻ em, bệnh sẽ gây ra mất nước, bao gồm: Nhịp tim nhanh, tụt huyết áp; Yếu cơ, đau cơ; Sốt, đau đầu, sút cân; Xét nghiệm thấy tăng natri máu.
Bình luận của bạn