Di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra mộng du
Sự thật về giấc ngủ trưa
Không khó để giúp trẻ có giấc ngủ ngon
Infographic: Công nghệ ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ
Top 10 loại rối loạn giấc ngủ kỳ lạ nhất
TS Jacques Montplaisir - thuộc Bệnh viện du Sacre-Coeur de Montreal (Canada) và các đồng nghiệp đã tìm thấy liên kết giữa việc cha mẹ bị mộng du làm gia tăng nguy cơ kinh hãi trong giấc ngủ của con em họ.
Để có được kết quả trên, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về giấc ngủ của 1.940 trẻ em - là một phần của Nghiên cứu “Quebec Longitudinal” về sự phát triển của trẻ em. Những đứa trẻ được sinh ra vào năm 1997 - 1998 và được nghiên cứu từ giữa năm 1999 đến 2011.
Sự phổ biến của mộng du và nỗi kinh hoàng trong giấc ngủ của trẻ được đánh giá hàng năm bắt đầu khi trẻ ở độ tuổi 1,5 - 2,5 cho đến khi 13 tuổi thông qua một bảng câu hỏi được hoàn thành bởi các bà mẹ. Họ cũng được yêu cầu cung cấp thông tin có tiền sử bị mộng du hay không.
Kết quả ban đầu cho thấy, trẻ từ 1,5 đến 13 tuổi có tỷ lệ tổng nỗi sợ hãi giấc ngủ là 56,2%. Trong đó, 34,4% trẻ em từng trải qua nỗi sợ hãi giấc ngủ khi được 1,5 tuổi và điều này đã giảm xuống còn 5,3% khi chúng đạt 13 tuổi.
Với trẻ có độ tuổi từ 2,5 đến 13, tỷ lệ tổng trẻ bị mộng du là 29,1%. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, tỷ lệ mộng du ít xảy ra khi trẻ ở độ tuổi mầm non nhưng lại đều đặn tăng lên 13,4% khi trẻ được 10 tuổi.
Trẻ hay khóc thét khi ngủ dễ bị mộng du
Kết quả cũng chỉ ra một mối liên kết quan trọng giữa tỷ lệ của nỗi sợ hãi trong giấc ngủ với sự phát triển sau này của mộng du. 34,4% trẻ em có những nỗi sợ hãi trong giấc ngủ ở độ tuổi từ 1.5 và 3.5 từng bị mộng du lúc 5 tuổi trở lên. Trong khi đó, ở trẻ em không bị kinh hãi trong giấc ngủ ở thời thơ ấu, con số này giảm xuống còn 21,7%.
Đặc biệt, họ phát hiện, cha mẹ có tiền sử mộng du làm gia tăng nguy cơ bị mộng du cho con của họ. Trẻ em có cha hoặc mẹ từng bị mộng du có nhiều khả năng bị mộng du gấp 3 lần những trẻ không có cha mẹ từng mắc bệnh này.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy, những đứa trẻ có cha mẹ có tiền sử mộng du có tỷ lệ gấp 2 lần trải nghiệm nỗi sợ hãi giấc ngủ kéo dài - được định nghĩa là sự khởi phát của nỗi sợ hãi ban đêm trước khi 4 tuổi và có thể tiếp tục cho đến khi 5 tuổi.
TS Jacques Montplaisir cho biết, phát hiện này giúp các phụ huynh từng bị mộng du trong quá khứ có thể chủ động có biện pháp giúp con em mình có chất lượng giấc ngủ tốt hơn và tầm soát tác hại của mộng du từ sớm.
Ngoài ra, các tác giả cho biết, nghiên cứu này có một số hạn chế. Ví dụ, tỷ lệ mắc mộng du và nỗi kinh hoàng trong giấc ngủ giữa con cái được lấy thông tin từ cha mẹ chứ không phải thông qua trẻ và chưa được đánh giá qua thí nghiệm giấc ngủ lâm sàng.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JAMA Pediatrics.
Thông thường, cả hai rối loạn – được gọi là “parasomnias” - thường giảm dần trong thời niên thiếu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp có thể kéo dài hoặc xuất hiện ở tuổi trưởng thành, đặc biệt là mộng du. Các nhà nghiên cứu ước tính, khoảng 4% người trưởng thành ở Mỹ đang phải sống chung với mộng du.
Bình luận của bạn