Ngày nắng đẹp lại là nỗi ám ảnh với người bị dị ứng ánh nắng
11 cách tự nhiên giúp giảm dị ứng
13 cách đơn giản giúp phòng ngừa dị ứng
Bà bầu ăn thực phẩm giàu vitamin D giúp giảm dị ứng ở trẻ
Đừng ăn những thứ này khi bạn đang bị dị ứng
Dị ứng ánh nắng là gì?
Tình trạng dị ứng ánh nắng có thể xảy ra khi các tế bào dưới da bị thay đổi sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do các tế bào đã bị biến đổi, hệ miễn dịch sẽ coi chúng như những tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể, từ đó gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban, da sưng đỏ, nổi mụn nước trên da… Các triệu chứng này có thể xuất hiện chỉ trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi bạn tiếp xúc với ánh mặt trời.
2 dạng dị ứng ánh nắng thường gặp
Phát ban đa dạng do ánh sáng:
Phát ban đa dạng do ánh sáng có thể gây phát ban, ngứa ngáy khó chịu
Biểu hiện đầu tiên của loại dị ứng này là ngứa phát ban. Có khoảng 10 - 15% dân số trên toàn thế giới bị phát ban đa dạng do ánh sáng, trong đó phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới. Phát ban đa dạng do ánh sáng thường xuất hiện nhiều vào mùa Hè, khi bạn tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn. Tuy nhiên, càng tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời, da càng ít nhạy cảm với ánh sáng và tình trạng phát ban cũng sẽ dần được cải thiện.
Viêm da dị ứng ánh sáng:
Dạng dị ứng ánh nắng này xảy ra khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi đã bị ảnh hưởng bởi một số loại hóa chất trong nước hoa, kem chống nắng hoặc mỹ phẩm. Nguyên nhân là do các hóa chất này khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, dẫn đến dị ứng. Ngoài ra, sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, Ibuprofen và Naproxen cũng có thể dẫn tới dị ứng ánh nắng.
Làm sao để khắc phục tình trạng dị ứng ánh nắng mùa Hè này?
Chọn kem chống nắng phù hợp:
Do một số hóa chất trong kem chống nắng có thể dẫn tới tình trạng dị ứng ánh nắng, tốt hơn hết bạn nên chọn kem chống nắng có thành phần tự nhiên. Bạn cũng nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 15, giúp chống lại cả tia UVA và UVB.
Hạn chế ra ngoài vào những giờ nắng gắt:
Ở Việt Nam, thời gian nắng gắt sẽ kéo dài từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên hạn chế ra ngoài đường trong khung giờ này.
Đeo kính râm khi đi ra ngoài:
Sử dụng kính râm phù hợp sẽ giúp bảo vệ mắt và vùng da quanh mắt khỏi các tia cực tím.
Mặc quần áo chống nắng:
Những người bị dị ứng ánh nắng nên chú ý mặc quần dài, áo chống nắng dài tay, đội mũ rộng vành mỗi khi ra ngoài trời nắng.
Cẩn thận với các loại hóa chất:
Ngoài kem chống nắng, người bị dị ứng ánh nắng cũng nên chú ý tới những sản phẩm mỹ phẩm, nước hoa, các hóa chất tẩy rửa trong gia đình… Tốt hơn hết, bạn nên chuyển sang dùng các loại chất tẩy rửa có nguồn gốc, thành phần tự nhiên. Càng hạn chế tiếp xúc với các hóa chất, tình trạng dị ứng ánh nắng sẽ càng giảm nhẹ.
Bình luận của bạn