- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Bệnh rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim nhanh thường gặp, phổ biến nhất
Liệu pháp tái đồng bộ tim - “cứu cánh” cho người rối loạn nhịp tim
Tim đập lúc nhanh lúc chậm, mệt mỏi, hụt hơi là bệnh gì?
Đâu là các thuốc điều trị nhịp tim nhanh, ổn định nhịp tim phổ biến?
Tim đập nhanh có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám?
Rung nhĩ là bệnh rối loạn nhịp tim nhanh, xảy ra khi hệ điện tim gặp trục trặc. Theo đó, thay vì tạo ra một nhịp đập đều đặn, các buồng trên của trái tim (tâm nhĩ) lại đập nhanh hơn hẳn, có khi lên tới 200 - 300 lần/phút.
Không phải tất cả các tín hiệu điện này đều xuống luôn buồng tim phía dưới (tâm thất) mà chúng phải đi qua nút nhĩ thất để được lọc xung điện. Tuy nhiên, ở những người mà tâm nhĩ đập quá nhanh, bộ lọc không thể làm việc kịp thời làm cho tần số đập của tâm thất trong cơn rung nhĩ có thể lên đến 150 - 200 nhịp/phút - được gọi là rung nhĩ đáp ứng thất nhanh.
Nếu nhịp thất dưới 60 nhịp/phút gọi là rung nhĩ đáp ứng thất chậm. Tâm thất đập từ 60 - 100 nhịp/phút gọi là rung nhĩ đáp ứng thất trung bình.
Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên The New England Journal of Medicine (Mỹ) đã chỉ ra rằng có lẽ đã tới lúc chúng ta cần xem xét lại hướng điều trị cho những người mới được chẩn đoán mắc bệnh rung nhĩ.
Điều trị rung nhĩ: Nên kiểm soát nhịp điệu hay tốc độ tim đập?
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 2.789 người từ 135 trung tâm y tế trên khắp 11 nước châu Âu. Những người tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 70 và tất cả đều mới được chẩn đoán mắc rung nhĩ trong vòng 1 năm trước đó.
Mục tiêu điều trị rung nhĩ nên hướng tới việc kiểm soát nhịp điệu, ổn định nhịp tim
Theo đó, những người tham gia nghiên cứu được chia thành 2 nhóm với 2 hướng điều trị khác nhau. Một nhóm được tư vấn kiểm soát nhịp điệu, ổn định nhịp tim thông qua việc dùng thuốc như flecainide (Tambocor) và amiodarone (Pacerone), hoặc thực hiện thủ thuật đốt điện tim. Nhóm thứ hai được tư vấn hướng điều trị tiêu chuẩn hiện nay - dùng thuốc chẹn beta để làm chậm nhịp tim.
Sau khoảng thời gian 5 năm, các nhà khoa học nhận thấy số người bệnh phải nhập viện, đột quỵ hoặc tử vong do rung nhĩ ở nhóm thứ nhất có xu hướng thấp hơn so với nhóm thứ hai (cụ thể là 249 và 316 trường hợp tương ứng).
Cân nhắc giữa 2 chiến lược điều trị rung nhĩ
Trong nhiều năm qua, các bác sỹ có xu hướng điều trị rung nhĩ bắt đầu từ việc kiểm soát tốc độ tim đập. Nguyên nhân chủ yếu là do các loại thuốc kiểm soát nhịp điệu thường có nhiều tác dụng phụ khó chịu hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng những người được kiểm soát nhịp điệu, ổn định nhịp tim từ sớm có ít nguy cơ bị đột quỵ, tử vong hơn.
Theo TS. William Sauer từ Đại học Harvard (Mỹ), từ trước tới nay, các bác sỹ thường hạn chế kê thuốc chống loạn nhịp tim, trừ khi người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng rung nhĩ khó chịu. Nguyên nhân là bởi dù an toàn, các loại thuốc này vẫn có thể gây hại cho gan, phổi và tuyến giáp.
Do đó, nếu lo ngại việc sử dụng thuốc, người bệnh rung nhĩ vẫn có thể xem xét thực hiện phẫu thuật đốt điện tim để kiểm soát nhịp điệu, ổn định nhịp tim.
Lời khuyên cho người bệnh rung nhĩ
Một trong những nguy cơ lớn nhất khi bị rung nhĩ là người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Do đó, cho dù áp dụng hướng điều trị nào, bạn vẫn nên trao đổi với bác sỹ về việc dùng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông nguy hiểm.
Đồng thời, bạn có thể sử dụng kết hợp các giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho người rối loạn nhịp tim, rung nhĩ có thành phần chính từ thảo dược khổ sâm. Nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới đã chứng minh rằng thảo dược này có tác dụng chống loạn nhịp tim, làm giảm tính kích thích cơ tim, ổn định hệ thống điện tim nên giúp ổn định nhịp tim, làm giảm tần suất và mức độ cơn rung nhĩ.
Vi Bùi H+ (Theo Health.harvard.edu)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, lo âu, bồn chồn và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
Bình luận của bạn