Nguy cơ bùng dịch đau mắt đỏ, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống bệnh.
Làm gì để phòng tránh lây lan đau mắt đỏ?
Podcast: Người dân không nên tự ý điều trị bệnh đau mắt đỏ
Đã xác định được tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ tăng đột biến ở TP.HCM
Podcast: Dịch đau mắt đỏ đang lây lan nhanh
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đau mắt đỏ là bệnh dịch dễ lây lan và lây lan nhanh. Chỉ cần trong gia đình hay trong lớp học có một người mắc bệnh là các thành viên còn lại cũng dễ bị lây nhiễm. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm khuẩn, hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh.
Tại Hà Nội, từ tháng 8/2023 đến nay, riêng Bệnh viện Mắt trung ương mỗi tuần tiếp nhận khoảng 700 bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám, tuần cao điểm lên đến 800 ca bệnh, trong đó có một số ca biến chứng. Trong khi đó, theo Sở Y tế TP.HCM, địa phương ghi nhận 3.954 ca viêm kết mạc (đau mắt đỏ) trong ngày 13/9. Những ngày trước, số ca bệnh cũng xấp xỉ mức này, trong đó trẻ em chiếm tỷ lệ lớn, với khoảng trên 2.000 trường hợp mỗi ngày. Còn tại một số bệnh viện khác trên cả nước như: Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Phước, Hà Tĩnh, Bình Dương,... cũng ghi nhận số bệnh nhân đến khám tăng gấp nhiều lần.
Các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, đa phần các ca bệnh đau mắt đỏ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý thông thường thì sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Thực tế không phải ai cũng bị bệnh đau mắt đỏ và khi bị bệnh đều phải đến bệnh viện. Dù vậy, không ít ca biến chứng nặng do tự điều trị sai cách.
Cục Y tế dự phòng cho biết, đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.
5. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.
Bình luận của bạn