- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật - Ảnh: BVCC.
Sản phụ mang thai 3 hiếm gặp, lần đầu nối lại 2 cẳng chân đứt rời
Y tế tuần: Cứu sản phụ trẻ nhịp tim nhanh gấp 3 lần người bình thường
Cứu sống sản phụ nặng 155kg, thêm bệnh viện ở TP.HCM có sân đáp trực thăng
Quảng Ninh: Cứu sống 2 mẹ con sản phụ bị xuất huyết giảm tiểu cầu hiếm gặp
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tiếp nhận sản phụ N.T.O (32 tuổi, địa chỉ phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh) đang mang thai lần 3, thai 27 tuần. Sản phụ vào viện trong tình trạng kích thích vật vã, da xanh niêm mạc nhạt, huyết áp 75/50 mmHg, mạch nhanh nhẹ khó bắt tần số 130 lần/phút, đau bụng nhiều từng cơn, đau vết mổ nhiều, âm đạo có nhiều máu, siêu âm bụng có dịch tự do ổ bụng lượng vừa.
Sản phụ được kíp trực chẩn đoán sốc mất máu/vỡ tử cung/rau tiền đạo trung tâm/thai lần 3, 27 tuần, tiền sử mổ lấy thai 2 lần.
Nhận thấy đây là trường hợp nguy kịch, nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ đe dọa tính mạng bệnh nhân, ngay lập tức, Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh đã kích hoạt báo động đỏ liên viện đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh (cách 50km). Đồng thời, cho bệnh nhân được hồi sức tích cực và chuyển lên khoa gây mê hồi sức để phẫu thuật.
Với sự phối hợp giữa bác sĩ, kỹ thuật viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cùng các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh, bệnh nhân được phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung cầm máu.
Trong khi phẫu thuật, sản phụ mất máu số lượng nhiều cần truyền máu cấp cứu. Tuy nhiên, nguồn máu từ người nhà của sản phụ thời điểm đó chưa có nên kíp mổ đã xin ý kiến trực lãnh đạo và liên hệ để huy động máu từ nguồn “Ngân hàng máu sống”. Theo đó, bác sĩ Nguyễn Minh Hiếu - Phụ trách Phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh viện, đã tình nguyện hiến 1 đơn vị máu truyền cho sản phụ.
Hai ngày sau phẫu thuật sức khỏe bệnh nhân tạm ổn định.
Bác sĩ Lê Thị Kim Oanh - Phó Giám đốc phụ trách BVĐK thị xã Kỳ Anh cho biết, thực hiện quy trình “báo động đỏ” liên viện đã mang lại hiệu quả lại cao trong công tác cấp cứu bệnh nhân, trong đó đáng chú ý là huy động được lực lượng nhanh nhất, phối hợp đồng bộ để cấp cứu bệnh nhân. Áp dụng quy trình “báo động đỏ”, cơ hội cứu sống bệnh nhân tăng lên rõ rệt, nhất là những ca nguy cơ tử vong cao.
Bình luận của bạn