Dịch sởi là hậu quả của lỗ hổng miễn dịch

Cơ bản kiểm soát hai ổ dịch sởi ở Hòa Bình, Sơn La

Nỗ lực khống chế ổ dịch sởi tại Hòa Bình

Bình Phước: Ghi nhận 14 ổ dịch sốt xuất huyết

Chủ động trước nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết

Đã có 146 trẻ em tử vong do dịch sởi

Mục tiêu loại trừ sởi trong khu vực Tây Thái Bình Dương chỉ có thể thực hiện được khi tất cả các nước trong khu vực loại trừ được sởi. Để đạt mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực của toàn khu vực, Tổ chức Y tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Dưới đây là Trao đổi của PGS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, thành viên Ủy ban loại trừ sởi khu vực Tây Thái Bình Dương về khả năng Việt Nam có loại trừ được sởi vào năm 2017 như cam kết?

 


PGS Phan Trọng Lân (phải) khám bệnh cho trẻ

* PGS có thể cho biết các tiêu chuẩn để được công nhận loại trừ sởi thế nào?

Một nước được cho là loại trừ sởi khi không có sự lây truyền virút sởi lưu hành hơn 12 tháng, trong điều kiện hệ thống giám sát tốt. Để minh chứng cho việc loại trừ sởi, hồ sơ phải đảm bảo ba tiêu chuẩn: có tài liệu minh chứng về cắt đứt đường lây truyền virút sởi trong vòng 36 tháng kể từ trường hợp sởi lưu hành cuối cùng, có hệ thống giám sát dịch tễ và xét nghiệm tốt, bằng chứng về xét nghiệm sinh học phân tử minh chứng cho việc cắt đứt đường lây truyền sởi lưu hành. Như vậy, việc loại trừ sởi chủ yếu đề cập đến không còn sự lây truyền và hệ thống giám sát, không đề cập đến số mắc và tử vong của sởi.

* Thưa PGS, tiêu chí là vậy nhưng chúng ta phải có bằng chứng mới được công nhận loại trừ sởi?

Đúng vậy, muốn được công nhận phải có bằng chứng về hệ thống giám sát (dịch tễ học và xét nghiệm) tốt, tỉ lệ điều tra nhanh và kịp thời (ít nhất là 80% các trường hợp sởi), xử lý triệt để ổ dịch. Chứng minh được miễn dịch quần thể tốt, tỉ lệ tiêm chủng đạt trên 95% (chích đủ cả hai mũi sởi). Ngoài ra, Chính phủ còn phải cam kết đầu tư đủ cho chương trình tiêm chủng mở rộng như cung cấp đủ văcxin, thông tin, truyền thông, vật tư tiêu hao, dây chuyền lạnh... để đạt các hoạt động trên.

Với việc người dân đang rất quan tâm đến tiêm chủng sởi như hiện nay, tỉ lệ tiêm chủng cả hai mũi trên 95% có thể đạt được và mang tính bền vững. Đây cũng là yếu tố quyết định cho việc được công nhận loại trừ sởi. Ngoài ra, việc kiểm soát sớm, triệt để ổ dịch và không để tồn tại các ca sởi lưu hành kéo dài thì có thể Việt Nam đảm bảo thực hiện được cam kết loại trừ sởi với quốc tế.

* Có phải cứ 4-5 năm lại xảy ra chu kỳ dịch sởi? Nếu đúng thì là vì lý do gì?

Dịch sởi xảy ra khi có nguồn lây, đường lây truyền và người cảm nhiễm (người chưa mắc sởi hoặc chưa tiêm phòng và chưa có miễn dịch) cao trong cộng đồng. Nguồn lây, kể cả các ca xâm nhập, và đường lây trong bối cảnh giao lưu đi lại ngày càng tăng và nhanh (chỉ trong vòng 24 giờ đi được khắp các châu lục), đặc điểm lây nhanh, mạnh của virút sởi thì kiểm soát là rất khó khăn. Do đó người cảm nhiễm cao là yếu tố quyết định không để dịch bùng phát.

Đối với các nước tiêm chủng tốt (đạt tỉ lệ 95% trở lên) thì mỗi năm có khoảng 5% chưa tiêm phòng. Sau năm năm, số người trong cộng đồng không có miễn dịch với sởi cộng dồn là 25%. Tuy nhiên, nếu một năm tỉ lệ tiêm chủng chỉ đạt 70% thì bằng năm năm trên cộng lại. Trường hợp nếu năm tới tỉ lệ tiêm chủng thấp, ví dụ chỉ đạt 50%, sẽ tạo lỗ hổng miễn dịch trong cộng đồng rất lớn. Khi đó nguy cơ bùng phát lại dịch sởi có thể xảy ra.

Tôi xin nhắc lại, năm 2007 sau các sự cố sau tiêm chủng văcxin viêm gan B đã làm giảm tỉ lệ tiêm chủng của tất cả các bệnh, trong đó có bệnh sởi (xuống còn 83%). Sau đó (năm 2008-2010) sởi đã bùng phát thành dịch. Và năm 2012-2013, sau các sự cố sau tiêm chủng văcxin Quinvaxem, làm giảm tỉ lệ tiêm chủng nhiều bệnh, kể cả sởi và dịch sởi 2013-2014 là hậu quả của lỗ hổng miễn dịch do tỉ lệ tiêm chủng giảm sút.

* Xin cảm ơn TS.

nhattd
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý