Điểm danh những "thủ phạm" thường gây khó tiêu

Thuốc lá là một trong các "thủ phạm" gây khó tiêu

Ăn ngon ngày Tết với mẹo hay giảm ngay đầy bụng

Giảm chướng bụng khó tiêu bằng cách nào?

10 cách đơn giản chữa đầy hơi, trướng bụng

8 thành phần trong TPCN cho bệnh đường tiêu hóa

Dưới đây là 13 nguyên nhân thường gặp gây khó tiêu:

1. Ăn uống không lành mạnh

Một vài thói quen ăn uống thiếu lành mạnh có thể gây ra chứng khó tiêu, bao gồm:

- Ăn quá nhanh và không nhai kỹ.

- Ăn quá nhiều một lúc.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo hoặc nhiều gia vị.

Để ngăn ngừa chứng khó tiêu, bạn cần ăn thật chậm và nhai kỹ thức ăn, tránh ăn quá no và không nên tiêu thụ nhiều những món ăn có chứa chất béo hay gia vị.

2. Uống rượu/bia

Chất cồn có trong rượu/bia khiến cho các tế bào bị mất nước, teo lại và hư tổn. Điều này sẽ dẫn đến những rắc rối về vấn đề tiêu hóa. Vì vậy, bạn cần hạn chế lượng chất cồn nạp vào cơ thể để ngăn ngừa chứng khó tiêu và những rắc rối khác về sức khỏe có liên quan đến chất cồn.

3. Hút thuốc lá

Chất độc hại trong thuốc lá sẽ tiêu diệt các enzyme tiêu hóa khiến bạn không còn cảm giác thèm ăn hay ngon miệng. Thức ăn khi được nạp vào cơ thể sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn trong một thời gian dài sẽ dẫn tới khó tiêu.

4. Tiêu thụ nhiều caffeine

Uống quá nhiều trà cũng có thể gây khó tiêu

rà, cà phê, chocolate hay nước tăng lực... có chứa caffeine cũng là các thực phẩm có khả năng gây đầy bụng, khó tiêu. Caffeine kích thích cơ thể tiết ra nhiều acid trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy hơi và đau bụng.

5. Tập thể dục ngay sau bữa ăn

Ăn vặt một thứ gì đó trước khi tập thể thao là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, cơ thể cần được nghỉ ngơi khoảng 30 - 60 phút sau bữa ăn. Vì sau khi ăn, quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể đang tập trung vào nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động cho hệ thống tiêu hóa.

Do đó, nếu tập thể thao ngay sau khi ăn, máu sẽ bị rút bớt về các cơ, gây cản trở cho quá trình tiêu hóa và làm bạn bị khó tiêu.

6. mang thai

Phụ nữ Mang thai thường bị khó tiêu

Phụ nữ mang thai thường bị khó tiêu không chỉ vì sự thay đổi của nội tiết tố (hormone) mà còn do tử cung đang phát triển nên chúng tạo áp lực lên hệ thống tiêu hóa. Buồn nôn, ợ nóng, đầy hơi và khó tiêu là những triệu chứng về tiêu hóa thường gặp nhất khi mang thai.

7. Uống thuốc

Một số loại thuốc có thể làm bạn bị khó tiêu. Chẳng hạn như loại thuốc nitrate có tác dụng làm giãn nở mạch máu có thể gây ra tác dụng phụ là làm giãn cơ vòng nối giữa dạ dày với thực quản, khiến bạn bị trào ngược acid. Viên bổ sung sắt, thuốc giảm đau, một số loại kháng sinh và những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid cũng có thể gây ra chứng khó tiêu.

8. Béo phì

Thừa cân cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây khó tiêu vì lượng cân nặng dư thừa sẽ tạo áp lực lên hệ thống tiêu hóa, làm cho lượng dịch vị trong dạ dày có xu hướng trào ngược lên thực quản.

9. Stress

Stress khiến lượng máu lưu thông đến hệ tiêu hóa bị giảm sút nghiêm trọng

Khi bị stress, cơ thể sẽ phải tập trung mọi sự chú ý của chúng vào vấn đề đang xảy ra và lơ là mọi nhiệm vụ, kể cả chuyện tiêu hóa thức ăn. Stress khiến lượng máu lưu thông đến hệ tiêu hóa bị giảm sút nghiêm trọng, gây trở ngại cho khả năng làm việc của các cơ quan tiêu hóa và làm giảm lượng enzyme tiêu hóa được tiết ra.

Điều này dẫn tới một số rắc rối về tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hay triệu chứng kích ứng đường ruột. Tập thể dục, yoga hay những hoạt động mà bạn yêu thích sẽ giúp làm giảm mức độ stress đáng kể.

10. Chứng sa ruột

Đây là bệnh xảy ra khi các cơ quan ở vùng bụng bị lồi ra khỏi khoang bụng dưới hình thức là một khối u sưng tấy trên da, dẫn tới một số rắc rối về tiêu hóa như trào ngược acid hay khó tiêu.

11. Trào ngược dạ dày, thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản (GERD) là một rắc rối phổ biến dẫn tới chứng khó tiêu. Chúng có nguyên nhân do sự trào ngược acid từ dạy dày lên thực quản. Ở những người mắc bệnh GERD, lượng acidtrào ngược rất lớn và xảy ra thường xuyên, dẫn tới cảm giác bỏng rát ở thực quản và gây đau khi nuốt thức ăn.

12. Nhiễm khuẩn

Vi khuẩn Helicobacter pylori

Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn phổ biến gây viêm dạ dày. Tình trạng viêm nhiễm sẽ làm bạn thường bị khó tiêu và có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm gặp, tình trạng viêm nhiễm có thể dẫn tới sự xuất hiện của các khối u hoặc thậm chí là bệnh ung thư dạ dày.

13. Khối u dạ dày hoặc  ung thư dạ dày

U xơ dạ dày hiểu đơn giản là các vết loét phát triển ở thành bên trong của cả dạy dày lẫn ruột non. Chúng có thể bắt nguồn từ tình trạng trào ngược acid quá thường xuyên hoặc do bị viêm dạ dày. Một trong những triệu chứng cho thấy sự phát triển của các khối u trong dạ dày đó là chứng khó tiêu.

Trong những trường hợp hiếm gặp, khó tiêu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Các tế bào ung thư sẽ phá vỡ lớp bảo vệ ở niêm mạc dạ dày, khiến lượng acid ở trong dạ dày có điều kiện tiếp xúc với thành dạ dày.

Kim Chi H+ (Theo HMU)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa