Điều phải đến tất sẽ đến!

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Minh Thông Vương new – Sự lựa chọn đáng tin cậy trong dòng sản phẩm hoạt huyết

Thực dưỡng: Hiểu đúng - áp dụng đúng

Thoái hóa đốt sống lưng có nguy hiểm không?

Vì đâu nên nỗi?

Sáng ngày 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng năm 2022, việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình và giải pháp đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; việc triển khai các công trình giao thông quan trọng quốc gia.

Báo điện tử Chính phủ cho biết: Thủ tướng đánh giá, tình hình quý I có những khó khăn, thách thức trong và ngoài nước tác động mạnh tới việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự đồng hành, giám sát, phối hợp của Quốc hội; sự nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các cấp chính quyền; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, bạn bè, đối tác quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến, khởi sắc rất tích cực.

Bên cạnh việc điểm lại những kết quả nổi bật về kinh tế- xã hội, một lần nữa, Thủ tướng nhắc đến những hạn chế, yếu kém nội tại của nền kinh tế tồn đọng, kéo dài, những vấn đề phát sinh mới như tội phạm liên quan tới kinh tế, nhất là liên quan đến đất đai, môi trường, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, buôn lậu xăng dầu qua biên giới…

image2-3-16491463429782113970101

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, tình hình quý I đã khởi sắc tích cực, các địa phương cần cùng cả nước thực hiện nhiệm vụ khí thế hơn, mạnh mẽ hơn, đạt kết quả cao hơn, bền vững hơn trong quý II.

Cũng Báo điện tử Chính phủ cho biết, trước vấn đề nổi lên thời gian qua là tình hình vi phạm pháp luật liên quan bất động sản, thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành một số biện pháp ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời và tiếp tục thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra những vấn đề có liên quan để làm lành mạnh thị trường.

Trước đó, ngay từ những ngày đầu năm mới 2022 (ngày 5.1), tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương để triển khai kết luận của trung ương và nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu chỉ đạo: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc nghiêm trọng mà dư luận quan tâm”. Báo nhắc lại, ngay từ tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng đã có các công điện về tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi… Theo Thủ tướng, một vấn đề có tính quy luật là với các vi phạm này, dòng tiền đều tìm đến nơi "trú ẩn" cuối cùng là bất động sản. Ông lưu ý các cơ quan liên quan có giải pháp phù hợp trong quá trình xử lý.

9296b3b7-bcb0-4882-94f4-269eb9-7669-3266-1649130230

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng đã bị khởi tố vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng (ảnh VnExpress)

Những ngày qua, đã diễn ra một số sự việc rất được dư luận xã hội quan tâm chú ý. Đó là việc Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự và bắt tạm giam đối với một số đại gia trong lĩnh vực chứng khoán và bất động sản. Đầu tiên là việc, ngày 29.3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự và bắt tạm giam đối với Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết về các hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Quyết gần đây “nổi tiếng “ với vụ “bán chui” gần 75 triệu cổ phiếu của chính tập đoàn mà ông làm chủ tịch, thu lợi bất chính 530 tỷ đồng. Tiếp đó là ngày 5/4, cùng với một sự kiện cũng đang rất nóng, được dư luận xã hội chờ đợi là việc Ban Bí thư họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã quyết định cách chức mọi chức vụ trong đảng đối với hai vị tướng Giám đốc và Phó Giám đốc Học viện Quân y bởi những vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng liên quan đến vụ đại án Việt Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Đồng thời, khởi tố bị can, bắt tạm giam, đối với Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng và 06 đồng phạm. Ông Dũng thì mới đây nổi tiếng với vụ đấu giá “khủng” đất Thủ Thiêm mà như Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhận định là điển hình làm nhiễu loạn thị trường.

Vậy là, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước những vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong các lĩnh vực nhạy cảm đối với nền kinh tế đất nước đang được lôi ra trước ánh sáng công lý. Và chưa dừng lại ở đây. Những gì phải đến tất sẽ đến. 

 
Diệu Vi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn