- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bạn có thể bị tê bì chân tay khi đường huyết luôn ở mức cao trong một thời gian dài
Chất chống oxy hóa: “Vũ khí” trong cuộc chiến chống biến chứng đái tháo đường
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường?
Ăn theo đồng hồ sinh học giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Người tiểu đường bị suy thận, huyết áp, mỡ máu cao cần ăn gì?
Biến chứng thần kinh gây tê bì chân tay ở người bệnh đái tháo đường
Biến chứng thần kinh đái tháo đường có thể gây tê hoặc ngứa ran ở ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân. Một triệu chứng khác là đau rát, nhức và đau nhói (đau dây thần kinh do đái tháo đường).
Ban đầu, các cơn đau vẫn khá nhẹ nhàng, có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, tình trạng này có thể trở nên dữ dội hơn theo thời gian và lan rộng ra khắp chân, tay. Thậm chí, người bệnh đái tháo đường có thể thấy đau đớn ngay cả khi đi bộ hay va chạm nhẹ.
Theo thống kê của các nhà khoa học, khoảng 50% người mắc bệnh đái tháo đường sẽ bị biến chứng thần kinh. Tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, làm giảm chất lượng cuộc sống và cũng có thể gây trầm cảm.
Một khi các dây thần kinh bị tổn thương, chúng sẽ không thể được thay thế. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để ngăn ngừa biến chứng tiến triển nặng hơn, giúp giảm đau đớn cho người bệnh.
Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát đường huyết để phòng biến chứng
Trước hết, người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát lượng đường huyết để không làm gia tăng các biến chứng. Bạn nên nhắm mục tiêu hạ lượng đường huyết khi đói xuống 70 - 130mg/dL, lượng đường huyết sau ăn xuống dưới 180mg/dL.
Có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và sử dụng thuốc sẽ giúp bạn duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định. Thêm vào đó, bạn cũng nên chú ý kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng, ví dụ như thừa cân, béo phì, thói quen hút thuốc lá…
Dưới đây là những phương pháp điều trị biến chứng thần kinh đái tháo đường:
Điều trị bằng thuốc
Bác sỹ có thể cho bạn sử dụng một loại thuốc giảm đau như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, thường xuyên sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng thuốc trong một thời gian ngắn để kiểm soát các triệu chứng.
Các lựa chọn khác giúp giảm đau đớn trong thời gian dài:
Thuốc chống trầm cảm:
Thuốc chống trầm cảm có thể giảm đau thần kinh do đái tháo đường
Ngoài công dụng điều trị chứng trầm cảm, các loại thuốc này còn có thể được kê đơn giúp giảm đau dây thần kinh do đái tháo đường. Thuốc chống trầm cảm sẽ can thiệp vào các hóa chất trong não gây ra cảm giác đau.
Bác sỹ có thể khuyên người bệnh sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline, imipramine và desipramine. Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu như khô miệng, mệt mỏi và đổ mồ hôi. Ngoài ra, các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine như venlafaxine và duloxetine cũng có thể là một lựa chọn thay thế cho thuốc chống trầm cảm vì ít gây tác dụng phụ hơn.
Thuốc giảm đau nhóm opioid:
Các loại thuốc có tác dụng mạnh như oxycodone và tramadol có thể giúp khắc phục triệt để cơn đau, tê bì chân tay. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường là biện pháp cuối cùng để giảm đau.
Người bệnh đái tháo đường chỉ nên sử dụng các loại thuốc này nếu các phương pháp điều trị khác không có tác dụng. Nguyên nhân là bởi các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ, có khả năng gây nghiện. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ và thận trọng khi dùng thuốc giảm đau nhóm opioid.
Thuốc chống động kinh:
Các loại thuốc này cũng có thể giúp giảm đau thần kinh do biến chứng đái tháo đường. Những loại thuốc này bao gồm pregabalin, gabapentin, oxcarbazepine hoặc carbamazepine. Tuy nhiên, chúng có thể gây tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ, sưng phù và chóng mặt.
Vật lý trị liệu
Một số phương pháp vật lý trị liệu như bơi lội có thể giúp hỗ trợ điều trị biến chứng thần kinh đái tháo đường. Theo đó, các bài tập cường độ thấp có thể mang lại hiệu quả cao nhất, giúp giảm tê bì tay chân cho người bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, bạn nên tập vật lý trị liệu dưới hướng dẫn của các chuyên gia. Họ có thể giúp bạn tìm ra các bài tập phù hợp giúp ngăn ngừa tổn thương thần kinh, ngăn chặn các biến chứng. Nên nhớ, vật lý trị liệu chỉ có thể làm dịu cơn đau thần kinh do đái tháo đường chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Vật lý trị liệu có thể giúp làm dịu cơn đau thần kinh do đái tháo đường
Sản phẩm chứa capsaicin
Sản phẩm chứa capsaicin (chiết xuất capsaicin từ ớt) có thể giúp chặn tín hiệu thần kinh gây cảm giác đau đớn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của các sản phẩm dạng kem bôi, miếng dán… này trong việc hỗ trợ điều trị biến chứng thần kinh đái tháo đường, giúp giảm đau tạm thời cho người bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường nên trao đổi với bác sỹ trước khi sử dụng các sản phẩm chứa capsaicin. Nguyên nhân là bởi chúng có thể gây kích ứng da ở một số người, gây ra phản ứng dị ứng, tương tác với các loại thuốc khác hoặc gây ra tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng lên vết thương hở, da nhạy cảm.
Sử dụng sản phẩm chứa capsaicin cũng khiến bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và các nguồn nhiệt khác.
Chú ý chăm sóc tay, chân
Biến chứng thần kinh đái tháo đường có thể gây ra tình trạng đau đớn, tê bì tay chân. Do đó, người bệnh nên chú ý chăm sóc hai khu vực đặc biệt này.
Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên chú ý kiểm tra bàn chân, bàn tay hàng ngày xem có các vết cắt, vết loét, sưng hay các vấn đề bất thường khác hay không. Bạn nên cố gắng duy trì thói quen này, ngay cả khi bạn không cảm thấy đau đớn tay chân.
Ở người bệnh đái tháo đường, các vết thương tại bàn tay, bàn chân có thể nhanh chóng bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ đoạn chi.
Người bệnh đái tháo đường cũng nên rửa chân hàng ngày bằng nước ấm. Sau khi lau khô chân, bạn nên thoa kem dưỡng để giữ ẩm cho da. Tuy nhiên, tránh bôi kem dưỡng da tại kẽ giữa các ngón chân.
Lựa chọn giày dép phù hợp, thoải mái cũng là một cách để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường tại bàn chân. Người bệnh cũng cần chú ý đi tất giày, đi giày từ từ để không làm tổn thương đôi chân.
Tê bì chân tay do biến chứng thần kinh của bệnh đái tháo đường có thể được khắc phục bằng cách bổ sung chất chống oxy hóa để phục hồi tổn thương thần kinh. Một chất chống oxy hóa mạnh, có thể thấm tốt vào mô thần kinh là alpha lipoic acid (ALA). Ở một số nước châu Âu, ALA được ứng dụng để hỗ trợ điều trị đau tê thần kinh.
Tại Việt Nam, ALA được kết hợp với các thành phần thảo dược có chất chống oxy hóa và có khả năng ổn định đường huyết như nhàu, mạch môn, hoài sơn, câu kỷ tử... để tạo ra sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng đái tháo đường.
Vi Bùi H+ (Theo Healthline)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường với công thức vàng kết hợp ALA với 4 thảo dược “khắc tinh” của bệnh đái tháo đường như Nhàu, Mạch môn, Hoài sơn, Câu Kỷ tử... là sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt, giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả biến chứng đái tháo đường.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn