Bệnh viêm phổi cần được điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh chuyển nặng
Người già viêm phổi cần tập luyện ra sao?
Chăm sóc người già viêm phổi như thế nào?
Bé bị viêm phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?
Bệnh cúm có thể phát triển thành viêm phổi?
Vì sao người cao tuổi dễ mắc viêm phổi?
Viêm phổi rất hay gặp ở người cao tuổi do sự lão hóa của hệ thống miễn dịch và bộ máy hô hấp, dẫn đến suy giảm khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh (như thời tiết thay đổi đột ngột, vi khuẩn...). Mặt khác, người cao tuổi hay mắc các bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, tim mạch... cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi... Bệnh viêm phổi ở người già thường xảy ra vào mùa đông hoặc khi tiếp xúc nhiều với khí lạnh.
Viêm phổi ở người cao tuổi thường diễn tiến âm thầm
Viêm phổi ở người cao tuổi có đặc điểm là diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng điển hình. Người bệnh chỉ sốt nhẹ, ho ít, khạc đờm không nhiều; Thở nhanh, thở gấp hơn bình thường; Đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi. Đặc biệt là ở người cao tuổi, khi bị viêm phổi thường xuất hiện tình trạng tinh thần suy giảm một cách bất thường có thể lú lẫn, rối loạn tâm thần… Bệnh nhân bị viêm phổi nhẹ có thể được theo dõi tại nhà. Việc theo dõi tại nhà có vai trò quan trọng giúp người cao hồi phục sức khỏe
Ăn uống có vai trò quan trọng điều trị bệnh
Trong điều trị viêm phổi cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Nên ăn những thức ăn loãng, uống nhiều nước để làm loãng đờm, dịu họng, giảm ho. Bổ sung nước cho cơ thể là điều quan trọng để hồi phục bệnh viêm phổi. Người bệnh viêm phổi nên tránh uống rượu và đồ uống chứa cafein như nước tăng lực, cà phê…
Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh. Không tự ý uống thuốc giảm ho, vì ho chính là phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra ngoài, giúp thông đường thở. Chỉ dùng thuốc giảm ho khi có chỉ định của thầy thuốc.
Một số thực phẩm người bị viêm phổi nên ăn:
Gừng: Gừng là phương thuốc tự nhiên có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị tất cả các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên uống trà gừng ấm vào lúc sáng sớm, khi dạ dày còn trống và sau đó mới ăn sáng.
Ngũ cốc nguyên hạt: Các vitamin B trong ngũ cốc nguyên hạt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nặng lượng và kiểm soát nhiệt độ của cơ thể, đặc biệt khi cơ thể mang mệt mỏi và bị sốt.
Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người bệnh viêm phổi
Thực phẩm giàu protein: Protein đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục các mô hệ miễn dịch. Tuy nhiên người bệnh viêm phổi nên tránh ăn các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa như các loại thịt đỏ và thịt đã qua chế biến vì có thể tăng nguy cơ mắc bệnh và làm bệnh viêm phổi trở nặng.
Mật ong: Mật ong kết hợp với gừng, chanh... là những phương thuốc chữa các bệnh hô hấp dân gian hiệu quả. Với đặc tính chống khuẩn cao – mật ong được coi là thực phẩm vàng giúp tiêu diệt các loại virus gây bệnh.
Húng quế: Húng quế là loại thảo dược có công dụng tiêu diệt tất cả các vi khuẩn có hại trong cơ thể. Ăn húng quế mỗi ngày có tác dụng ức chế và phòng ngừa bệnh viêm phổi.
Người bệnh viêm phổi thường bị mệt mỏi và chán ăn nên bữa ăn của người viêm phổi nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Bệnh nhân bị viêm phổi nhẹ có thể điều trị ngoại trú tuy nhiên khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như thở nhanh, môi tím, huyết áp thấp, có biểu hiện của rối loạn ý thức như lú lẫn, la hét, co giật, sốt cao trên 40 độ… thì cần lập tức chuyển bệnh nhân vào bệnh viện, bệnh nhân cần được theo dõi điều trị tại bệnh viện cho tới khi có các triệu chứng của bệnh thuyên giảm hoặc giảm hẳn.
Bình luận của bạn