Sử dụng đồ gia dụng màu đen có hại cho sức khoẻ?

Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, đồ gia dụng có màu đen sẽ giải phóng nhiều chất độc gây hại cho cơ thể.

Muốn phòng ngừa cảm lạnh và cúm, nhớ làm sạch đồ gia dụng thường xuyên

8 đồ gia dụng bạn nên làm sạch thường xuyên để bảo vệ sức khỏe

Tránh xa đồ ăn, mỹ phẩm, đồ gia dụng chứa 7 chất sau

Cách tẩy rửa, khử mùi những đồ gia dụng bạn không thể bỏ qua

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những sản phẩm chế tạo từ nhựa đen tái chế, vốn là thành phần bảo vệ cho các thiết bị điện tử như vỏ tivi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người. Loại nhựa này, sau khi trải qua quá trình tái chế, vẫn còn lưu giữ lượng lớn hóa chất chống cháy. Mặc dù đã được xử lý, các chất hóa học độc hại này vẫn tồn tại ở nồng độ cao, gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Tác giả chính của nghiên cứu Megan Liu đồng thời là Giám đốc Khoa học và Chính sách của tổ chức chuyên nghiên cứu về môi trường (Toxic – Free Future) chia sẻ: “Nghiên cứu này nhấn mạnh tới việc thiếu quy định về hoá chất đối với đồ tái chế”.

Hoá chất đó là gì?

Nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí khoa học Chemosphere. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích một mẫu gồm 203 vật dụng gia dụng làm từ nhựa đen. Phạm vi nghiên cứu bao quát đa dạng các sản phẩm, từ hộp đựng thức ăn nhanh, đồ chơi trẻ em đến các dụng cụ nhà bếp thông thường như thìa. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định sự hiện diện và nồng độ của các hóa chất khác nhau có thể tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Mỗi sản phẩm ban đầu đều được phân tích để xác định hàm lượng brom, một nguyên tố hóa học thường có mặt trong các chất chống cháy. Nếu nồng độ brom vượt quá ngưỡng 50 phần triệu, các mẫu thử nghiệm sẽ được phân tích kỹ hơn để tìm kiếm sự hiện diện của các chất chống cháy brom hóa và organophosphate. Những hóa chất phổ biến trong các thiết bị điện tử này đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có liên quan tới vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư và rối loạn nội tiết.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một thực tế đáng báo động: 85% sản phẩm được phân tích chứa ít nhất một loại chất chống cháy, và con số này còn ấn tượng hơn khi 65% sản phẩm chứa cả hai loại chất này. Đặc biệt, hàm lượng chất chống cháy cao nhất tập trung ở những sản phẩm tưởng chừng như vô hại như khay đựng sushi, thìa nhựa, và vòng cổ hạt cườm.

Tác giả Liu cho biết chiếc vòng cổ màu đen trong nghiên cứu có hàm lượng chất chống cháy lên đến 22.800 miligam/kg, chiếm khoảng 2,3% tổng trọng lượng sản phẩm. Đặc biệt, sản phẩm này còn chứa tới 4 loại chất chống cháy khác nhau. Đáng lo ngại hơn, chiếc vòng cổ cùng nhiều sản phẩm khác liên quan đến thực phẩm lại chứa decabromodiphenyl ether (decaBDE), một hợp chất chống cháy brom đã bị Cơ quan Bảo vệ Môi trường (The Enviromental Protection Agency – EPA) cấm sử dụng từ năm 2021.

Decabromodiphenyl ether (còn được gọi là decaBDE , DBDE , BDE-209 ) là chất chống cháy brom hóa thuộc nhóm polybrominated diphenyl ether (PBDE). Chất này được thương mại hóa vào những năm 1970 và ban đầu được cho là an toàn, nhưng hiện được công nhận là chất gây ô nhiễm nguy hiểm và dai dẳng.

Decabromodiphenyl ether (còn được gọi là decaBDE , DBDE , BDE-209 ) là chất chống cháy brom hóa thuộc nhóm polybrominated diphenyl ether (PBDE). Chất này được thương mại hóa vào những năm 1970 và ban đầu được cho là an toàn, nhưng hiện được công nhận là chất gây ô nhiễm nguy hiểm và dai dẳng.

Trước đó, vào năm 2009, cơ quan này đã triển khai kế hoạch loại bỏ dần nhóm hóa chất PBDE, nhấn mạnh rằng các hợp chất này có tính bền vững cao, có khả năng tích tụ sinh học và gây hại nghiêm trọng đến cả sức khỏe con người và môi trường.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Jaimie Ross của khoa Khoa học thần kinh tại Đại học Rhode Island, chuyên gia nghiên cứu về tác động của vi nhựa lên sức khỏe con người, đã bày tỏ sự ngạc nhiên sâu sắc trước những phát hiện mới nhất. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí sức khoẻ Health, PGS chia sẻ: “Tôi đã biết đến các chất chống cháy và những nỗ lực nhằm loại bỏ chúng khỏi quần áo trẻ em. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn bất ngờ khi nhận thấy rằng các quy định liên quan đang bị bỏ qua, dẫn đến việc các chất này được đưa vào nhiều sản phẩm gia dụng không thật sự cần thiết. Hơn nữa, quá trình tái chế cũng chưa đủ chặt chẽ để loại bỏ hoàn toàn các chất chống cháy này”.

Theo cựu Giám đốc Viện Khoa học sức khỏe Môi trường Quốc gia tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ - Linda Birnbaum, đồ gia dụng màu đen tiềm ẩn những nguy cơ đáng báo động đối với sức khỏe con người. Bà cảnh báo: "Những mối lo ngại lớn nhất bao gồm nguy cơ ung thư, suy giảm hệ thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sự phát triển của cơ thể”.

Những lưu ý khi sử dụng đồ gia dụng màu đen

Cựu Giám đốc Birnbaum khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng các loại hộp nhựa đựng thực phẩm màu đen hoặc nếu có thể, không nên sử dụng đồ bếp làm từ nhựa.

Đặc biệt, khi nhận được đồ ăn mang về trong hộp nhựa, nhất là loại hộp màu đen, tuyệt đối không nên hâm nóng thức ăn trực tiếp trong hộp. Thay vào đó, hãy chuyển thức ăn sang các hộp đựng bằng kim loại hoặc thủy tinh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyên người tiêu dùng không nên rửa hộp nhựa đen bằng máy rửa bát và nên để những vật nhựa màu đen tránh xa khỏi tầm tay của trẻ em.

 
Hà Chi (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin