SK+ O nhiem nhua-02
SK+ O nhiem nhua-03

Mỗi năm, các nhà khoa học ước tính có 14 triệu tấn nhựa thải ra đại dương. Tất cả lượng nhựa đó phân hủy thành các hạt vi nhựa rồi tồn tại mãi mãi, tích tụ trong tự nhiên và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Hiện nay, chúng ta ăn, hít vào xấp xỉ 5gr hạt vi nhựa mỗi tuần, tương đương với khối lượng của 1 chiếc thẻ tín dụng. Các hạt vi nhựa có mặt gần như ở bất kỳ đâu, chúng đã được phát hiện cả ở những đỉnh núi cao nhất, những vùng biển sâu nhất, thậm chí xâm nhập cả vào cơ thể con người.

Với việc sản xuất nhựa dự kiến đạt mức tăng trưởng tới 300% vào năm 2050, lượng hạt vi nhựa trong môi trường sống sẽ ngày càng gia tăng. Cách duy nhất để ngăn chặn ô nhiễm vi nhựa là thay thế nhựa thông thường bằng các vật liệu có nguồn gốc sinh học, có thể phân hủy sinh học, không tạo ra hạt vi nhựa vĩnh viễn trong bất kỳ giai đoạn nào của vòng đời sản phẩm.

SK+ O nhiem nhua-04

Tất cả các loại nhựa thải ra môi trường, cuối cùng đều sẽ trở thành hạt vi nhựa. Nhựa thải ra môi trường qua nhiều con đường: Từ bãi rác ra sông và nước sông cuốn rác ra biển. Hạt vi nhựa xâm nhập vào nước thải khi chúng ta giặt quần áo. Chúng cũng được hình thành khi các vật dụng bằng nhựa như lốp ô tô, túi nhựa và bao bì bị hao mòn. Nhiều khi rác thải nhựa cũng bị vứt không đúng chỗ do sự thờ ơ của người dân.

SK+ O nhiem nhua-05

Các hạt vi nhựa đã làm ô nhiễm toàn bộ hành tinh của chúng ta. Theo bước chân của con người, các hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong tuyết ở Nam Cực, lớp băng trên biển và nước trên bề mặt Trái đất. Các nhà khoa học còn tìm thấy hạt vi nhựa ở những nơi cao như đỉnh Everest hay trên dãy Himalaya. Chúng thậm chí còn được phát hiện ở những điểm sâu nhất dưới đáy đại dương.

Trên thực tế, hạt vi nhựa đang ngày càng trở nên phổ biến, được so sánh với các chất gây ô nhiễm không khí như freon (CFCs). Chúng phổ biến ở khắp nơi và vô hình. Đồng thời, chúng có thể gây ra các tác động đáng kể tới môi trường và sức khỏe con người. Nhiều chuyên gia còn gọi các hạt vi nhựa là “những kẻ giết người thầm lặng”.

Giống như ô nhiễm không khí, ô nhiễm vi nhựa gần như không thể cứu vãn được, một khi chúng đã bị thải ra ngoài môi trường. Các hạt vi nhựa vẫn sẽ tiếp tục tích lũy, gây ra mối đe dọa ngày càng lớn hơn cho hệ sinh thái và sức khỏe của chúng ta, mỗi ngày!

SK+ O nhiem nhua-06

Các hạt vi nhựa không bị phân hủy sinh học, do đó chúng có thể tích tụ và luân chuyển trong môi trường đất, không khí và nước. Chúng có thể hấp thụ nhiều chất ô nhiễm khác, bao gồm kim loại nặng và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến động vật và sức khỏe con người.

Các nhà khoa học nhận thấy các hạt vi nhựa có thể tàn phá hệ sinh sản, gây viêm mô và thay đổi hành vi kiếm ăn của cá và một số loài sinh vật biển khác. Khi đi vào cơ thể, các hạt vi nhựa có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, cũng như gây ra các tổn thương vật lý bên trong cơ thể của các động vật nhỏ. Hơn nữa, khi ăn phải các hạt vi nhựa, chúng có thể tích tụ và gây ra cảm giác no giả cho cá thể đó.

SK+ O nhiem nhua-07

Hiện chúng ta vẫn chưa biết hết về các tác hại của hạt vi nhựa, nhưng các nhà khoa học cảnh báo đây là một vấn đề không thể bỏ qua. Theo đó, các hạt vi nhựa có thể gây tổn hại tới tế bào, cũng như có thể có mối liên hệ với các bệnh tự miễn và ung thư ở người. Một nghiên cứu mới đây cho thấy nhựa nano có thể là yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh Parkinson.

SK+ O nhiem nhua-08

Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm vi nhựa, hiện nay, các chuyên gia khuyến khích việc đầu tư phát triển các giải pháp thay thế bền vững, thay cho nhựa thông thường. Các vật liệu được làm từ chất kết dính có nguồn gốc thực vật, gỗ hoặc khoáng vật sét, có khả năng phân hủy sinh học… nên được cân nhắc tới.

Các vật liệu này có thể được tiêu hủy bởi các vi sinh vật tự nhiên. Chúng phân hủy sinh học thành khí CO2, nước và sinh khối (biomass) trong khoảng thời gian ngắn hơn (tương đương với thời gian phân hủy một chiếc lá cây), cũng như không để lại các hạt vi nhựa vĩnh viễn hay các chất độc hại khác.

SK+ O nhiem nhua-09
SK+ O nhiem nhua-10
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sức khỏe môi trường