Đông trùng hạ thảo thiên nhiên Tây Tạng có chứa rất nhiều dưỡng chất quý cho sức khỏe
Ngày ăn chay, có nên kiêng quan hệ vợ chồng?
Vì sao Đông trùng Hạ thảo tốt cho người suy nhược, cần phục hồi sức khỏe?
Đông trùng hạ thảo: Tăng cường miễn dịch, ngừa khối u
Tính năng ưu việt của loại "thảo dược thiên nhiên" này đã được khẳng định trong sách y học và nhiều chuyên gia nhận định, không loại trừ đây là một “thủ đoạn kinh doanh” của các thương gia.
Cái tên “Đông trùng hạ thảo” bắt nguồn từ chính những đặc điểm sinh trưởng thú vị của loài sinh vật quý hiếm này. Vào mùa đông, trên độ cao từ 3.500 – 5.000m so với mặt nước biển, nấm bắt đầu ký sinh và làm chết sâu non thông qua việc hút hết chất dinh dưỡng của sâu. Đến mùa hè, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu, vươn lên khỏi mặt đất như một ngọn cỏ. Đông trùng hạ thảo giá trị nhất khi được lấy vào mùa hè ở những cao nguyên này như cao nguyên Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam... của Trung Quốc. Môi trường tự nhiên thích hợp đã khiến cho loại Đông trùng hạ thảo thiên nhiên này ngày càng khan hiếm và được bán với giá cực đắt. Giá bán Đông trùng hạ thảo ở Trung Quốc hiện nay rơi vào khoảng 250.000 - 300.000 NDT/kg, tức khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/kg.
Quý ở phần thảo
Một sinh khối Đông trùng hạ thảo bao gồm 2 phần: Phần nhộng (sâu non) và phần thân nấm. Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng, dược tính của loài sinh vật này đến từ chiết xuất trên nấm Cordyceps sinensis. Vì thế, một cá thể đông trùng hạ thảo đã rụng mất phần nấm thì không còn bất kỳ một phần dược tính nào. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng phần nhộng trong nghiên cứu và điều trị, tất nhiên chúng ta sẽ không tìm thấy được bất kỳ một tác dụng dù là nhỏ nhất trong Đông trùng hạ thảo.
Theo bác sỹ Trần Thị Du - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an thì Đông trùng hạ thảo có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensis thuộc nhóm Ascomycetes chi Cordyceps trên cơ thể loài sâu thuộc chi Hepialus. Chi nấm Cordyceps có khoảng 350 loài khác nhau, trong đó hơn 60 loài chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loài nấm nào thuộc chi Cordyceps đều chứa dược tính và mang đến những tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các luồng ý kiến cho rằng: Đông trùng hạ thảo không hề quý hiếm như các quan điểm y học trước đây nhận định.
Người dân Tây Tạng khai thác Đông trùng hạ thảo thiên nhiên
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Chính - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển Nấm & Sản phẩm sinh học Việt Nam, hiện nay, có 2 loài Đông trùng hạ thảo được chính thức công nhận và được nghiên cứu nhiều nhất đó là: Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.). Việc bảo quản Đông trùng hạ thảo không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thành phần dược tính của loại thảo dược này.
Còn theo TS Phạm Văn Nhạ - Giám đốc Trung tâm Đấu tranh sinh học – Viện Bảo vệ thực vật cho biết: Dược chất của Đông trùng hạ thảo sẽ bị phân hủy bởi nhiệt độ trên 40 độ C, nên nếu bảo quản nấm bằng phương pháp cổ truyền như treo lên gác bếp thì chất lượng của loại thảo dược này sẽ bị suy giảm.
Đa công dụng
Trong các bài viết về Đông trùng hạ thảo, GS.TS Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam cũng khẳng định những tác dụng đặc biệt của Đông trùng hạ thảo.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ và thực tiễn ứng dụng đã cho thấy: Đông trùng hạ thảo có tác dụng tích cực đến tạng phủ trong cơ thể con người. Cụ thể, nó tác dụng lên: Hệ thống miễn dịch, hệ tuần hoàn tim, não, hệ hô hấp, hệ nội tiết… Bên cạnh đó, loài Đông dược này góp phần hỗ trợ phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính như: Tim mạch, thần kinh, xương khớp, gan, thận… Đông trùng hạ thảo cũng được ghi nhận có khả năng hỗ trợ tích cực quá trình làm đẹp, kéo dài tuổi thọ, chống lại quá trình lão hóa, tăng cường chức năng sinh lý ở người. Đặc biệt, duy nhất Đông trùng hạ thảo có chứa Cordycepin – một hoạt chất chống ung thư đang được các chuyên gia ung thư học đề cao nghiên cứu trong thời gian gần đây.
Cũng theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng, điều lạ là, hiện nay, chưa có bất kỳ một công trình khoa học hay một tuyên bố chính thức nào của các tổ chức y học, hay tổ chức nghiên cứu uy tín trên thế giới bác bỏ những tác dụng ưu việt đã được ghi nhận của Đông trùng hạ thảo nhưng khá nhiều người tiêu dùng lại tin theo “cú lừa thế kỷ này”
Lựa chọn Đông trùng hạ thảo thế nào cho đúng?
Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng, vì Đông trùng hạ thảo được bán với giá cao nên từ lâu thị trường Đông dược đã có không ít chiêu trò lừa đảo đối với loại đông dược này. Thế nên, để lựa chọn loại Đông dược này, cần sự tinh ý của người tiêu dùng. Theo đó, có những tiêu chí giúp người tiêu dùng chọn đúng loại đông dược này. Đó là:
- Đông trùng hạ thảo là loại nấm ký sinh vào sâu, chất đệm nấm mọc dính liền vào đầu sâu non, có hình que cong mọc ra từ mình sâu non. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3-0,8 cm.
- Đông trùng hạ thảo nhìn từ bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20 - 30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất.
- Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
GS Nguyễn Lân Dũng có nhiều bài viết sâu sắc về tác dụng của Đông Đùng Hạ Thảo thiên nhiên Tây Tạng
Trả lời về các loại “Đông trùng hạ thảo” đã và đang được chuyển giao công nghệ, nuôi trồng rộng rãi trong thời gian gần đây, GS.TS Nguyễn Lân Dũng cho biết, đó là loài Nhộng trùng thảo, Trung Quốc gọi là Dõng Trùng Thảo, tên khoa học là Cordyceps militaris. Tuy cùng chi (genus) với Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) nhưng khác loài (species). Loại này có màu da cam có thể sản xuất dễ dàng trên môi trường nhân tạo. Tại Việt Nam, Bảo tàng giống chuẩn VTCC đã có giống chuẩn.
Nếu so sánh với Đông trùng hạ thảo thiên nhiên, loại trùng thảo đang được nuôi trồng này không có nhiều dược tính bằng, tuy nhiên, từ nhiều năm nay, loại trùng thảo này vẫn được các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản… sử dụng làm thảo mộc thực dưỡng. Loại trùng thảo này cũng có thể được sử dụng như pha trà, ngâm rượu, ngâm mật ong để tăng dược tính, giúp dễ hấp thu hơn.
Bình luận của bạn