Bạn nên hiểu rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng này để phòng ngừa
Ngất nhiều lần có phải mắc bệnh tim?
Thường xuyên đau đầu, chóng mặt hay ngất xỉu phải làm thế nào?
Thường xuyên bị ngất là bệnh gì?
Một thí sinh ngất xỉu trong giờ thi có thể do nắng nóng
Ngất do thần kinh phế vị (Vasovagal)
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngất xỉu và thường gặp ở thanh thiếu niên và trẻ em. Tình trạng ngất xỉu xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mạnh, chẳng hạn như khi nhìn thấy máu hoặc đau khổ về tình cảm. Kết quả trong việc kích hoạt ngất vasovagal là sự mất ý thức ngắn gây ra bởi sự giảm đột ngột nhịp tim và huyết áp, giảm lưu lượng máu đến não.
Hạ huyết áp tư thế
Giảm nhẹ huyết áp ở người bị huyết áp cao do thuốc là tình trạng khá phổ biến. Điều này thường xảy ra khi người bệnh dùng thuốc quá liều hơn khuyến cáo, gây hạ huyết áp đột ngột và dẫn đến ngất xỉu. Bên cạnh đó, tình trạng hạ huyết áp tư thế (huyết áp giảm xuống khi bạn thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng) cũng khiến lưu lượng máu đến não bị chậm lại, dẫn đến hạ huyết áp và ngất xỉu.
Loạn nhịp tim
Nguyên nhân phổ biến thứ 3 gây ngất xỉu là sự thay đổi nhịp tim ở những người bị bệnh tim. Tình trạng này có thể dẫn đến những cơn ngất xỉu liên tục và thường gặp ở người cao tuổi (50 - 60 tuổi). Trong trường hợp này, người bệnh cần sớm tham khảo ý kiến các bác sỹ để có phương pháp điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn