“Giải mã” bệnh từ tiếng ho của trẻ

Thời tiết thay đổi trẻ rất dễ bị ho

Trẻ bị ho, chớ vội dùng kháng sinh

Bệnh hen suyễn có thể phòng được không?

Truy tìm tác nhân gây hen suyễn

Viêm phế quản mạn - Dùng thuốc gì?

Bệnh hen suyễn

Bé có thể đang mắc bệnh hen suyễn khi cơn ho dai dẳng kèm theo những tiếng rít khẽ. Hen suyễn là bệnh mạn tính. Bệnh xảy ra khi đường hô hấp trao đổi không khí với phổi bị thu hẹp, có khi bị suwg làm đường không khí bị tắc nghẹt và làm cho trẻ thở khó khăn hơn. Yếu tố gây nên căn bệnh này bao gồm những tác động của môi trường, vi khuẩn...

Mẹ nên làm gì: Các mẹ hãy cho bé đi khám để có được cách trị bệnh dứt điểm. Mẹ đừng quên nói với bác sỹ trong trường hợp trong gia đình có người đã có tiền sử căn bệnh này hay các loại bệnh dị ứng khác nhé, vì rất có thể đó cũng là nguyên nhân khiến bé bị bệnh. 

Bệnh viêm tắc thanh quản

Bệnh viêm tắc thanh quản có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thường gặp nhất vào mùa Đông – Xuân. Viêm tắc thanh quản thường có biểu hiện giống bị cảm lạnh như chảy nước mũi, ngạt mũi. Dấu hiệu đặc trưng của viêm tắc thanh quản là tiếng ho to, khan và không có đờm. Trẻ có thể bị sốt nhẹ, giọng nói khàn, đau họng, nhất là đau sau cơn ho.

Mẹ nên làm gì: Mẹ hãy vặn vòi nước nóng và ngồi cùng bé trong phòng tắm đầy hơi nước. Không khí ẩm sẽ giúp bé dễ thở hơn. Hãy gọi ngay cho bác sỹ nếu thấy bé có biểu hiện xấu hơn hoặc thở ngày càng nặng nhọc hơn

Cảm cúm

Dấu hiệu khi bé bị cảm cúm là khản giọng, ho không phân biệt ngày và đêm. Những biểu hiện khác: Bé mệt mỏi, đau họng, sổ mũi, sốt... Cảm cúm thông thường có thể kéo dài 1 - 2 tuần, tuy nhiên bệnh sẽ nặng nhất và dễ lây nhất trong một vài ngày đầu. 

Mẹ nên làm gì: Mẹ hãy gọi bác sỹ ngay nếu con sốt hơn 38,6oC, bé có biểu hiện bị tiêu chảy và không muốn ăn uống gì. Để ngăn ngừa căn bệnh này các mẹ hãy đưa bé đi tiêm phòng hàng năm.

Ho gà

Khi bé bị ho khan, hít mạnh tạo nên âm thanh the thé như tiếng gà thì có thể bé đang mắc bệnh ho gà. Trước khi ho gà bé có triệu chứng của bệnh cảm lạnh nhưng không sốt. 

Mẹ nên làm gì: Mẹ hãy gọi ngay bác sỹ nếu con có biểu hiện xấu hơn. Trẻ bị ho gà cần được nhập viện để bác sỹ kiểm chế cơn ho và hút đờm từ cổ họng cho bé. Căn bệnh này thường được trị bằng thuốc kháng sinh và có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí cả tháng trời.

Viêm tiểu phế quản

Bé đang bị cảm lạnh được vài ngày, và giờ đây cơn ho có tiếng khò khè và tiếng rít. Bé có vẻ thở nhanh và rất bứt rứt. Bệnh có thể bắt đầu bằng các triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng một tuần, sau đó có sốt khoảng 39 độ C, bé ngủ lịm đi và thở ra tiếng khò khè

Mẹ nên làm gì: Các mẹ hãy gọi bác sỹ ngay hoặc đưa con đi khám khi phát hiện thấy bé khó thở và không muốn ăn uống gì. Trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản cần được nhập viện để điều trị bằng khí oxy. Nếu bé chỉ bị viêm nhẹ (chỉ ho khò khè mà không bị khó thở), các mẹ có thể đặt thêm máy phun sương trong phòng ngủ của con để giúp trẻ long đờm trong phổi và đảm bảo rằng bé uống đủ nước.

Hóc dị vật đường thở
Trẻ đang khoẻ mạnh bình thường, đột ngột ho sặc sụa , dữ dội , mặt đỏ căng, tím tái có thể trẻ đang bị hóc dị vật đường thở.
Mẹ nên làm gì: Cần sơ cứu kịp thời , cách sơ cứu sẽ có bài riêng , và cha mẹ cần lập tức đưa con tới cớ sở y tế gần nhất.

Những triệu chứng và đặc điểm cơn ho này dành cho cha mẹ tham khảo chứ không để tự chữa trị. Nếu cha mẹ gặp phải một tình huống tương tự như trên, nên kịp thời đưa con đến bệnh viện khám xét để có kết quả chính xác.
Huyền Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ