Nhận biết sớm đục thủy tinh thể để hạn chế mù lòa

Khi có dấu hiệu nhìn mờ, người già nên đi khám bác sỹ ngay

Chất chống oxy có giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể?

Bí quyết đơn giản để bảo vệ đôi mắt trong mùa Hè

Làm gì khi trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh?

Cách nào giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể?

Phân loại theo nguyên nhân

Mặc dù hầu hết đục thủy tinh thể đều có liên quan đến quá trình lão hóa, tuy nhiên còn có nhiều loại khác nhau của chứng bệnh này. Tùy theo từng nguyên nhân, đục thủy tinh thể được xếp vào nhiều nhóm. Bước phân loại này rất quan trọng để tìm hướng điều trị.

Đục thủy tinh thể thứ phát: Thường phát triển sau phẫu thuật các bệnh về mắt khác, chẳng hạn như bệnh tăng nhãn áp, hoặc mắc các bệnh toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp … Đục thủy tinh thể thứ phát đôi khi còn liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc chứa corticoid, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, thuốc nội tiết tố nữ…

Đục thủy tinh thể sau chấn thương: Có thể xảy ra ngay sau khi mắt bị chấn thương chẳng hạn như tai nạn, va đập… thậm chí là nhiều năm sau mới xuất hiện.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Một số trẻ sơ sinh được sinh ra đã bị đục thủy tinh thể hoặc chứng bệnh này phát triển ngay từ thuở ấu thơ ở một hoặc hai mắt, gọi là đục thủy tinh thể bẩm sinh. Đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể không ảnh hưởng đến thị lực nếu được phẫu thuật kịp thời.

Bệnh đục thủy tinh thể có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đục thủy tinh thể bức xạ: Có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với một số loại bức xạ có hại như tia UV.

Phân loại theo hình thái, vị trí của đục thủy tinh thể

Đục nhân: Đây là dạng thường gặp nhất của đục thủy tinh thể và liên quan đến sự lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Theo thời gian, chất nhân trong thể thủy tinh dần đặc lại và đục hơn, điều này làm thay đổi độ hội tụ của mắt, khiến chúng ta nhìn gần rõ hơn nhìn xa (cận thị giả). Cận thị giả làm tăng khả năng nhìn gần, giúp chúng ta đọc sách báo không cần mang kính. Theo thời gian nhân thủy tinh thể đục hơn, trắng xóa, dần ố vàng và chuyển qua màu nâu đen, người bệnh sẽ không còn phân biệt được hình ảnh kể cả nhìn xa và gần. Đục nhân có thể xảy ra ở một mắt.

Đục nhân là dạng thường gặp nhất của đục thủy tinh thể

Đục vỏ: Dạng đục vỏ này có thể bắt đầu từ những vệt trắng bắt đầu từ rìa ngoài thủy tinh thể, dần lan ra và tiến vào trung tâm. Dạng đục thủy tinh thể này có thể ngăn cản đường đi của ánh sáng vào võng mạc, gây ra hiện tượng lóa mắt, và làm giảm độ tương phản; Ảnh hưởng đến cả thị lực nhìn gần và thị lực nhìn xa. Đục vỏ thường hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. 

Đục bao sau: Đục bao là vết đục nhỏ ở biểu mô và bao trước thể thuỷ tinh mà không ảnh hưởng đến lớp vỏ. Đục bao sau tác động lên cực sau của thủy tinh thể, và thường tiến triển nhanh hơn các dạng đục khác, ảnh hưởng cả thị giác nhìn xa và gần. Đục bao sau khiến cho bệnh nhân bị chói khi ra nắng, nhìn rõ hơn khi vào trong bóng mát và buổi chiều tối hoặc thấy hào quanh xung quanh những vật sáng vào ban đêm. Những người bị đái tháo đường, cận thị nặng, viêm võng mạc sắc tố, sử dụng corticoid kéo dài có nguy cơ bị đục bao sau rất cao. 

Phân loại theo mức độ

Đục thủy tinh thể được chia thành các mức độ: Đục bắt đầu, đục tiến triển, đục gần hoàn toàn, đục hoàn toàn. Dù là thủy tinh thể bị đục loại nào (trừ chấn thương) thì về cơ bản, tình trạng đục nhìn chung là do cấu trúc và tỷ lệ các phân tử protein bị biến đổi, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, cản ánh sáng đến võng mạc và gây giảm thị lực. Do đó, khi có biểu hiện nhìn mờ, người bệnh nên chủ động khám mắt ngay để có những biện pháp chăm sóc thủy tinh thể đúng cách.

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa ở người trung niên và cao tuổi. Do vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy chăm sóc và bảo vệ đôi mắt thật tốt qua chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm thiên nhiên có chứa những thành phần như Lutein, Zeaxanthin, Alpha lipoic acid... nhằm tăng thị lực, chống lại quá trình lão hóa, giúp đôi mắt luôn sáng khỏe. Nếu bạn hoặc người thân có xuất hiện bất kỳ các dấu hiệu kể trên, hãy tới gặp các chuyên gia nhãn khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thị lực của bạn sẽ được bảo vệ, hạn chế nguy cơ mất thị lực do đục thủy tinh thể gây ra.

Thanh Tú H+ 



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt