- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Hiểu rõ về sỏi mật sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh tốt hơn
Túi mật hoạt động thế nào và tại sao sỏi mật hình thành trong túi mật?
Làm sao để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa sỏi mật một cách tự nhiên?
Chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, giảm cân quá nhanh có thể gây sỏi mật?
13 dấu hiệu đau bụng do bệnh túi mật, sỏi mật
Sỏi mật là bệnh gì?
Sỏi mật là những khối tinh thể rắn, nhỏ hoặc như bùn (bùn mật) được tạo thành từ cholesterol, bilirubin và các thành phần khác trong dịch mật. Sỏi mật có thể nhỏ như một hạt cát hoặc lớn bằng một quả bóng golf. Nguy cơ mắc sỏi mật thường tăng theo độ tuổi và khác nhau tùy theo giới tính. Cụ thể, với những người trong độ tuổi 50 - 65, khoảng 20% phụ nữ sẽ bị sỏi mật, trong khi con số này ở nam giới là 5%.
Những người có nguy cơ cao mắc sỏi mật gồm: Người da trắng; Chỉ số BMI trên 30; Phụ nữ; Phụ nữ sinh nở nhiều lần; Độ tuổi trên 40; Yếu tố di truyền.
Triệu chứng cảnh báo sỏi mật
Thông thường, các triệu chứng sỏi mật không thực sự rõ ràng. Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng, đau vùng thượng vị ở phần trên, bên phải của bụng. Các cơn đau do sỏi mật có thể trở nặng, kéo dài trong vòng một vài phút sau khi ăn bữa ăn giàu chất béo.
Cơn đau do sỏi mật thường xuất hiện ở vùng bụng trên, bên phải
“Tôi đã từng gặp một vài người bệnh nhầm lẫn cơn đau do sỏi mật với chứng khó tiêu hoặc bệnh tim. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu do chứng khó tiêu không tự hết như cơn đau do sỏi mật. Ngoài ra, một vài người bệnh có thể thấy buồn nôn, cơn đau lan lên vai phải khi bị sỏi mật”, BS. A.J. Bethurum tại Tập đoàn Y khoa Williamson (Mỹ) cho biết.
Là một bác sỹ phẫu thuật, A.J. Bethurum cho biết ông đã gặp nhiều trường hợp người bệnh bị đau bụng âm ỉ trong nhiều năm mà không hề nghĩ rằng mình mắc sỏi mật. Chỉ tới khi cơn đau trở nên không thể kiểm soát, họ mới đi khám và rất nhiều trường hợp trong số đó phải phẫu thuật lấy sỏi. Nguyên nhân là do viên sỏi có thể lọt vào ống dẫn mật, làm ứ mật, tăng men gan và gây ra các mối nguy hiểm khác.
Mắc sỏi mật khi nào cần phẫu thuật?
Nếu phát hiện sỏi mật sớm hoặc sỏi chưa gây triệu chứng gì thì bạn chỉ cần duy trì cân nặng khỏe mạnh, có chế độ ăn ít chất béo… là đủ để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị đau, sốt, vàng da… hoặc khi sỏi quá lớn, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ sỏi mật.
Ngày nay, phẫu thuật cắt túi mật được coi là một phẫu thuật đơn giản, ít đau đớn nhờ vào những tiến bộ trong phẫu thuật nội soi. Trên thực tế, hầu hết các ca phẫu thuật chỉ mất chưa đầy 40 phút và người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau khoảng 2 - 3 ngày.
Những người mắc sỏi mật cũng cần chú ý đến chế độ ăn hạn chế chất béo, đặc biệt là các chất béo xấu (đồ ăn chiên rán, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng). Thay vào đó, bạn nên lựa chọn chất béo tốt từ cá, dầu thực vật, các loại hạt… Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và tích cực vận động để có sức khỏe tốt.
Có thể dùng giải pháp Đông y để hỗ trợ bài sỏi mật
Với những trường hợp mắc sỏi mật nhưng chức năng túi mật vẫn còn, thành túi mật chưa dày, dịch mật vẫn trong thì chưa nhất thiết phải mổ cắt túi mật. Thay vào đó, việc sử dụng các thảo dược hỗ trợ có tác động toàn diện lên hệ thống gan mật như uất kim, chi tử, nhân trần, diệp hạ châu, sài hồ, hoàng bá, chỉ xác, kim tiền thảo cũng là cách hiệu quả giúp giảm triệu chứng khó chịu do sỏi.
Các loại thảo dược này vừa tăng cường chức năng gan, lợi mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn, kháng viêm; Vừa giúp giảm triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu, đau hạ sườn phải. Đồng thời, sự kết hợp của các thảo dược này còn giúp bào mòn sỏi mật hiệu quả, ngăn ngừa viêm túi mật, đường mật, cải thiện chức năng tiêu hóa.
Vi Bùi H+
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang chứa 8 thảo dược quý, giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, giảm triệu chứng đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu và phòng tái phát sỏi.
Bình luận của bạn