Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) chỉ một nhóm các bệnh gây ra các vấn đề dài hạn đến đường hô hấp
Bị phổi tắc nghẽn mạn tính nên làm gì để quản lý bệnh?
8 lầm tưởng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Vì sao không phải ai cũng bị bệnh COPD khi hút thuốc lá?
5 yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh COPD
Mặc dù hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC): “Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí ở nhà và nơi làm việc cũng là một yếu tố nguy cơ chính cho COPD”.
Nghiên cứu mới được TS. Orianne Dumas trình bày tại Hội nghị Quốc tế về Hô hấp châu Âu 2017 (đang diễn ra tại Milan, Italy) cho thấy các chất khử trùng, sản phẩm tẩy rửa trong gia đình có thể làm tăng nguy cơ COPD.
Một vài nghiên cứu trước đây cũng đã xem xét mối liên hệ giữa các vấn đề Hô hấp và việc sử dụng chất khử trùng. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy những người trẻ tuổi sử dụng các chất khử trùng trong nhà có nguy cơ mắc bệnh suyễn nhiều gấp 2 lần so với những người không sử dụng. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng chất tẩy rửa còn có thể làm tăng nguy cơ bị COPD.
Để làm rõ hơn vấn đề này, TS. Dumas và các đồng nghiệp đã kiểm tra dữ liệu có sẵn trên hơn 55.000 y tá tham gia vào Dự án Nghiên cứu Sức khỏe Y II Mỹ (NHS II) - một trong những nghiên cứu lớn nhất từng được tiến hành về nguy cơ bệnh mạn tính ở phụ nữ, thực hiện từ năm 1989.
Trong nghiên cứu mới này, nhóm của TS. Dumas đã lựa chọn các y tá không có tiền sử bị COPD vào thời điểm ghi danh và theo dõi sức khỏe của họ trong thời gian 8 năm, từ năm 2009 - 2017.
Những y tá được đánh giá mức độ tiếp xúc với chất khử trùng thông qua bảng câu hỏi và ma trận phân loại chất khử trùng. Các chất khử trùng được kiểm tra bao gồm glutaraldehyde (thường được sử dụng để khử trùng dụng cụ y tế), thuốc tẩy, hydrogen peroxide và cồn.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét các hợp chất amoniac bậc bốn (quats). Các chất này được sử dụng rộng rãi để khử trùng các bề mặt như sàn nhà và đồ nội thất, đôi khi có thể tìm thấy trong các chất làm mềm vải.
TS. Dumas cho hay có 37% y tá sử dụng chất khử trùng để làm sạch bề mặt hàng tuần và 19% sử dụng chất khử trùng để làm sạch dụng cụ y tế hàng tuần.
Trong thời gian theo dõi 8 năm, 663 y tá đã phát triển COPD.
Theo TS. Dumas: “Chúng tôi thấy rằng các y tá sử dụng chất khử trùng để làm sạch bề mặt thường xuyên, ít nhất 1 lần mỗi tuần, có 22% nguy cơ phát triển COPD”.
Nguy cơ COPD tăng lên đến 32% tùy thuộc vào các hóa chất và số lần mà chúng được sử dụng.
Một số chất khử trùng, như thuốc tẩy và hợp chất amoniac bậc bốn thường được sử dụng trong các hộ gia đình bình thường, và tác động tiềm tàng của việc sử dụng các chất này trong nhà đối với sự phát triển của COPD vẫn còn chưa được biết đến.
TS. Dumas cũng cảnh báo rằng, vì đây là nghiên cứu quan sát, nó không thể giải thích nguyên nhân và cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh.
Tốt nhất, trong gia đình, hãy hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa, chất khử trùng. Bạn có thể làm sạch nhà bằng các phương pháp tự nhiên, không sử dụng hóa chất.
Tham khảo tại:
13 cách làm sạch nhà không dùng hóa chất độc hại
Mẹo sử dụng chanh để vệ sinh, khử mùi trong căn bếp
Bình luận của bạn