Đường hóa học: Ngọt lắm thì "đắng" nhiều

Các loại đường hóa học có độ ngọt cao hơn gấp nhiều lần đường tự nhiên thông thường

Đường hóa học không làm giảm bệnh đái tháo đường

Châu Âu bác bỏ khả năng gây ung thư của đường hóa học

Đường hóa học, sát thủ ngọt ngào

Đường hóa học không làm giảm bệnh đái tháo đường

Đường hóa học, sát thủ ngọt ngào

Châu Âu bác bỏ khả năng gây ung thư của đường hóa học

Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trên thị trường hiện nay có một số thực phẩm như: Nước cam, nước giải khát có ga, kem, sữa đậu nành, mơ giòn chua, nước tăng lực, bột giải khát hoa quả, thạch… đã được các nhà sản xuất sử dụng các loại đường hóa học có độ ngọt cao gấp nhiều lần đường kính (saccharose) như: Saccharin ngọt gấp 300 - 500 lần; Aspartame ngọt gấp 220 lần; Acesulfame K ngọt gấp 200 lần; Cyclamate ngọt gấp 30 lần. 

Các chất ngọt này không tạo ra năng lượng mà chỉ tạo ra vị ngọt. Sử dụng các chất ngọt này không độc hại, tuy nhiên không có lợi gì cho sức khỏe. Trong các chất ngọt trên, Cyclamate là chất ngọt không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế, nên các nhà sản xuất không được phép sử dụng chất ngọt này trong sản xuất thực phẩm.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chất Cyclamate khi vào cơ thể sẽ được vi khuẩn trong ruột chuyển thành mono hay dicyclohexylamine, là chất có thể gây ung thư gan, thận, phổi… và gây dị dạng bào thai trên nghiên cứu thực nghiệm ở động vật. 

Không sử dụng các loại thạch, nước ngọt... không rõ nguồn gốc

Một số loại đường hóa học có tác hại nhất định đến cơ thể con người. Nếu thai phụ thường xuyên ăn nhiều đường hóa học, sẽ gây kích thích niêm mạc đường ruột, suy giảm chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và trở ngại cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời, có thể gây hại tới chức năng thận. 

Đối với trẻ em, lứa tuổi đang cần bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng để phát triển trí não và chiều cao, thì việc sử dụng đường hóa học nhiều sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, thậm chí sinh ra bệnh tật hay suy dinh dưỡng,... Bên cạnh đó chức năng thải độc của gan, thận của trẻ em đều kém nên các hóa chất này sẽ tích lũy lại. Một số trẻ tự nhiên biếng ăn bởi những chất tạo ngọt cản trở khả năng hấp thu protein, sắt, kẽm khiến trẻ chậm lớn.

Ngay cả những chất tạo ngọt được phép sử dụng như saccharin, acesulfame K, aspartame, isomalt, sorbitol, sucraloza vẫn phải dùng trong giới hạn cho phép. Vì vậy, khi sử dụng phải chú ý đến quy định liều lượng (ADI) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). ADI là quy định liều lượng có thể dùng được đối với 1kg cơ thể trong ngày. Chẳng hạn aspartame có ADI là 40mg thì mức tiêu thụ tối đa nếu bạn 60kg là 60×40 =2.400mg, nhưng WHO vẫn khuyên bạn chỉ nên sử dụng 30% liều lượng cho phép tức là 800mg/ngày để bảo đảm an toàn cho gan, thận.

Đường hóa học rất dễ hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khi ăn phải thực phẩm có đường hóa học, thường sẽ cảm nhận được vị ngọt gắt, hơi chát và hơi đắng. Vì vậy, người bán thường dùng thêm đường mía khi chế biến để thực phẩm được ngọt, ngon hơn và đỡ đắng. Đường hóa học tạo vị ngọt lợ sau khi ăn, đặc biệt là khi uống nước lúc nào cũng đọng lại vị ngọt hơi đắng trong miệng.
Vi Dũng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết