- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Đường huyết như thế nào thì được coi là khỏe mạnh?
Trẻ em không nên ăn quá 6 thìa đường mỗi ngày
Trẻ uống thuốc kháng sinh nhiều dễ bị đái tháo đường type 1?
Làm gì khi hạ đường huyết ở người đái tháo đường?
Cam, chanh giúp ngăn chặn mắc bệnh liên quan tới chứng béo phì?
Mức đường huyết khỏe mạnh có thể chênh lệch ít nhiều ở mỗi người. Nhưng, hầu hết các bác sỹ đều thống nhất mức đường huyết đo sau bữa ăn từ 6 đến 8 giờ được coi là khỏe mạnh sẽ rơi vào khoảng 70 - 100 mg/dL. Với hầu hết mọi người, lượng đường trong máu thường tăng lên sau bữa ăn, nên chỉ số đường huyết khỏe mạnh đo được ngay sau khi ăn sẽ cao hơn, rơi vào khoảng 135 - 140 mg/dL.
Sự thay đổi chỉ số đường huyết trước sau bữa ăn là hoàn toàn tự nhiên. Sự thay đổi này phản ánh cách mà lượng đường máu được hấp thụ và lưu trữ trong cơ thể. Cụ thể sau khi ăn, cơ thể phá vỡ và chia carbohydrate trong thức ăn thành nhiều phần nhỏ hơn, một phần đường trong carbohydrate được hấp thụ bởi ruột non. Cùng với đó, tuyến tụy sản xuất hormone insulin kích thích các mô của cơ thể hấp thụ đường từ carbohydrate và chuyển hóa nó thành năng lượng cho tế bào sử dụng. Một phần đường huyết còn được lưu trữ dưới dạng glycogen để duy trì mức độ đường máu ổn định giữa các bữa ăn.
Nếu nồng độ đường trong máu xuống thấp, cơ thể sẽ sử dụng đường được lữu trữ. Quá trình này được phát động bởi hormone glucagon do tuyến tụy tiết ra nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi đường glycogen được dữ trữ trong gan thành đường glucose để cơ thể đưa vào máu làm đường huyết tăng lên.
Kể cả khi không có đủ lượng đường được lưu trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ sản xuất đường glucose từ các nguồn không phải là carbohydrate, chẳng hạn như acid amin và glycerol. Quá trình này xảy ra thường nếu bạn tập thể dục với cường độ cao và nhịn ăn kéo dài.
Lượng đường trong máu quá thấp hay quá cao đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hạ đường huyết có thể ảnh hưởng đến chức năng của não, gây mệt mỏi, ngất xỉu, khó chịu, một số trường hợp gây co giật và mất ý thức.
Nguy hiểm hơn, tăng đường huyết kéo dài, có thể là dấu hiệu của kháng insulin, giai đoạn tiền đái tháo đường và đặc biệt là đái tháo đường. Đái tháo đường là căn bệnh của thế kỷ XXI, bệnh lý mà cơ thể không thể sản xuất insulin, insulin sản xuất không đủ hoặc chức năng của insulin suy giảm khiến đường huyết không được chuyển hóa thành năng lượng vào tế bào, từ đó đường bị dư thừa lại trong máu. Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm do gây tổn thương tới các dây thần kinh, làm giảm khả năng chống nhiễm trùng, mắc bệnh tim, bệnh thận.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục và sử dụng thuốc (nếu bác sỹ yêu cầu) sẽ giúp đường huyết hạ xuống. Đặc biệt, để phòng chống tình trạng kháng insulin, tiền đái tháo đường, bệnh đái tháo đường và biến chứng đái tháo đường, việc sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ ổn định đường huyết là tương đối cần thiết. Thành phần thảo dược tự nhiên của sản phẩm vừa không gây độc hại, vừa làm tăng hiệu quả duy trì đường huyết luôn ở mức khỏe mạnh cho bạn.
M. Hiếu H+ (Theo Livescience)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn