Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 26/2
F0 tăng vọt lên gần 70.000 ca, TP.HCM triển khai chiến dịch bảo vệ trẻ em
Khai mạc V.League 2022, đạp sóng dịch để tiến
Đợt dịch thứ tư đã có trên 3 triệu ca COVID-19
Từ, Bi, Hỉ, Xả: Bốn chất liệu của tình yêu thương đích thực!
Trong ngày 25/2, Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận số ca mắc mới với 78.795 ca. Liên tiếp 7 ngày qua (từ 18/2 đến 25/2), đồ thị ca nhiễm SARS-CoV-2 mới tại Việt Nam đã vượt mốc 40.000 người và vẫn trên đà tăng mạnh. Hà Nội liên tiếp dẫn đầu tổng số ca mắc trong ngày. Hôm 25/2, thành phố này có 9.836 ca nhiễm, cao nhất từ trước đến nay. Tiếp sau đó là Quảng Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang... Số ca tử vong của cả nước vẫn duy trì ở ngưỡng thấp, dưới 100 ca/ngày.
Theo Bộ Y tế, molnupiravir là thuốc kê đơn, mới được cấp phép và cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn trong quá trình lưu hành. Việc sử dụng thuốc Molnupiravir cần phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sỹ, nhân viên y tế. Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc. Bởi sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do nguy cơ do các phản ứng có hại của thuốc.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn về triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, Cục đề nghị các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh/thành phố, y tế các Bộ tổ chức thực hiện công tác quản lý, thu dung, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 theo phương án 4 tại chỗ, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh COVID-19. Căn cứ theo tình hình dịch bệnh khẩn trương thiết lập và tổ chức triển khai cơ sở điều trị COVID-19 của tỉnh bảo đảm theo quy định. Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang bị phòng hộ... đặc biệt là oxy y tế tại các cơ sở điều trị COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, một số địa phương như Quảng Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Lâm Đồng điều chỉnh lịch học cho học sinh tiểu học chuyển sang học trực tuyến.
Kiên Giang vừa có văn bản chỉ đạo Sở Y tế cùng với các ngành chức năng có liên quan và huyện, thành phố phối hợp, tập trung quyết liệt, thần tốc tiêm vaccine phòng COVID-19, phấn đấu trong quý I/2022 phải hoàn thành việc tiêm phòng này cho người dân từ 18 tuổi trở lên và tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi phải hoàn thành trong tháng 2/2022, nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.
Lo sợ bản thân mắc COVID-19 khi Hà Nội liên tục ghi nhận số F0 tăng cao mỗi ngày, nhiều người dân phải xếp hàng chờ mua thuốc hạ sốt, vật tư y tế. Không ít cửa hàng đã "cháy" các loại thuốc hạ sốt, tăng sức đề kháng, vitamin như kẽm, C, thậm chí nước muối sinh lý cũng hết hàng. Bên cạnh đó, các loại thuốc phòng COVID-19, hạ sốt, tăng sức đề kháng, vitamin… được rao bán rất nhiều trên mạng xã hội bởi những người không phải là dược sỹ. Các loại thuốc "xanh, đỏ" của Nga cũng được quảng cáo nhiệt tình, có thể đặc trị COVID-19, chỉ sau 3-4 ngày xét nghiệm về âm tính.
Thông tin với Zing, bác sỹ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho hay: “Người dân mua các loại thuốc hạ sốt, tăng sức đề kháng, vitamin, giảm ho… để trong tủ thuốc gia đình thì được. Khi có bệnh hoặc thấy các triệu chứng bất thường, người dân mới nên uống. Không có triệu chứng của bệnh thì không được uống. Với các loại vitamin, những người sức đề kháng kém, lớn tuổi, ăn uống kém nên uống còn người bình thường ăn uống đa dạng, trẻ tuổi không nên sử dụng”. Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể, điều quan trọng nhất người dân cần làm là ăn đủ chất (rau xanh, trái cây tươi...), ngủ đủ giấc, uống đủ nước.
Bình luận của bạn