Gần 2 tỷ USD đi về đâu?

Trong chưa đầy 10 năm, chi phí sử dụng thuốc ở Việt Nam đã tăng hơn 3 lần

Lạm dụng kháng sinh cho con: Lợi bất cập hại

WHO báo động về sự lạm dụng thuốc kháng sinh

Có nên lạm dụng thuốc bổ?

Mất ngủ - Đừng lạm dụng thuốc?

Theo những con số được ngành y tế công bố qua các năm, đến năm 2013, mỗi người dân Việt Nam đã phải chi 31,8 USD/người/năm để sử dụng thuốc. Con số này cao gấp gần 1,5 lần so với chi tiêu sử dụng thuốc bình quân đầu người của năm 2008 và cao gấp gần 3,5 lần so với các đây 8 năm.

Thử làm một phép tính đơn giản, với dân số hiện tại là trên 90 triệu người, như vậy, với chi phí sử dụng thuốc tăng gấp rưỡi, người Việt đã chi thêm gần 2 tỷ USD/năm cho thuốc so với số tiền bỏ ra cách đây 5 năm. Mà đó lại đúng bằng tổng doanh số bán thuốc nội và thuốc ngoại cách đây 5 năm.

2 tỷ USD ấy đi về đâu?

Hỏi bằng thừa! Tất nhiên là 2 tỷ ấy đương nhiên là phải chi để mua và sử dụng thuốc chứ còn đi đâu?

Người Việt có thêm tiền để chi cho thuốc men là điều đáng mừng bởi so với các nước phát triển, chi phí cho thuốc men của ta mới chỉ bằng 1/10 mà thôi.

Nhưng vấn đề là….

  1. Tại Việt Nam có sự lạm dụng trong kê đơn điều trị về số lượng chủng loại thuốc cũng như tâm lý sùng bái các thuốc đắt tiền. Trong tổng chi cho y tế ở nước ta, thì người bệnh (hộ gia đình) phải trả tiền (chi trả tiền trực tiếp) chiếm lớn nhất - 55-56% trong tổng chi y tế. Trong đó thì chi cho tiền thuốc chiếm rất cao (lên đến 40%), trong khi ở các nước tiên tiến, bình quân chi cho tiền thuốc chỉ chiếm 10%trong tổng chi y tế. Điều này cho thấy, việc sử dụng thuốc ở Việt Nam là quá nhiều. Ở các bệnh viện tuyến Trung ương, Cục Quản lý Dược từng phải thừa nhận một thực tế đáng buồn là các bác sỹ chỉ kê khoảng 12% là thuốc nội và tới 88% là thuốc ngoại. Nếu bỏ bớt được tâm lý sính ngoại quá đà, chúng ta đã có thể cắt bớt được 30% chi phí thuốc.
  2. “Viên thuốc ở Việt Nam rất “thú vị”, nó vừa dùng để chữa bệnh, vừa làm “nhiệm vụ” đem lại khoản thu nhập cho bác sĩ, người kê toa!” – chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới WHO đã bình luận về “viên thuốc ở Việt Nam” như thế để giải thích cho tình trạng lạm dụng thuốc trong kê đơn điều trị.
  3.  “Lẽ ra thực hiện đấu thầu là để giá thuốc bệnh viện mua vào phải thấp hơn, nhưng qua kiểm tra lại có những mặt hàng thuốc đấu thầu ở các bệnh viện lại cao hơn” – ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược từng thừa nhận một thực tế đáng buồn ấy. Cá biệt, cùng một loại thuốc, ngành y tế từng phát hiện giá cao nhất và thấp nhất giữa các bệnh viện chênh nhau tới 3 lần.
  4. Điểm cuối cùng nhưng rất quan trọng: Ai cũng biết “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Người ta thống kê, mỗi 1 đồng chi cho công tác phòng bệnh thì có thể tiết kiệm từ 4-5 đồng dùng cho chữa bệnh. Nhưng công tác phòng bệnh của ta thì khá hạn chế.

Lạm dụng thuốc khiến chi phí thuốc cứ tăng lên...

Đơn cử như thực phẩm chức năng (TPCN). Mỗi năm, người Mỹ chi tới 32 tỷ USD cho TPCN. Còn ở Việt Nam, dù TPCN đã được sử dụng phổ biến hơn trong thời gian gần đây nhưng theo một báo cáo gần nhất thì chỉ có khoảng 1/3 dân số thành thị tiếp cận với TPCN. Con số này ở khu vực nông thôn còn khiêm tốn hơn rất nhiều.

Mà theo PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hội TPCN Việt Nam, TPCN chính là “cái đê”, là công cụ ngăn ngừa cơn đại thủy triều các bệnh mạn tính không lây của thế kỷ 21.

Không có “cái đê” ấy, chi phí sử dụng thuốc men sẽ còn tăng!

Đức Nhật H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý