Một bệnh nhi điều trị viêm não Nhật Bản tại Bệnh viện Nhi Trung ương - Ảnh: BVCC.
Podcast: Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ viêm não Nhật Bản
Podcast: Bác sĩ chỉ cách nhận biết và phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản
Thận trọng khi vào mùa viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản ở trẻ: Mẹ cần biết để cứu con
Theo đó, ngày 18/9, bệnh nhi này xuất hiện triệu chứng sốt cao, co giật, nôn, lơ mơ. Đến ngày 19/9, cháu bé được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả xét nghiệm ngày 29/9 cho thấy bé trai dương tính với virus viêm não Nhật Bản.
Trước đó, Hà Nội đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản là 1 bé trai 5 tuổi ở huyện Phúc Thọ.
Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã có 2 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, đây là bệnh viêm cấp tính tổ chức não do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Virus này xuất hiện ở các loại gia súc như lợn, ngựa và chim. Muỗi đốt các loài động vật mang virus, sau đó đốt sang người sẽ truyền virus viêm não Nhật Bản. Bệnh không truyền trực tiếp từ người sang người.
Viêm não Nhật Bản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 2 đến 8 tuổi. Đây được xem là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (từ 25-35%). Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản, khi gây dịch ở nước này với số người mắc và tử vong rất cao. Năm 1935 các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra căn nguyên gây bệnh là một loại virus được đặt tên là virus Viêm não Nhật Bản và từ đó tên bệnh cũng được gọi là viêm não Nhật Bản.
Biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản
Khi mắc viêm não Nhật Bản bệnh nhân sẽ sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kém đáp ứng hạ sốt. Đau đầu, buồn nôn, dần dần rối loạn tri giác (ngủ gà, li bì, đau đầu hoặc hôn mê). Co giật, thường co giật toàn thân. Gồng duỗi hoặc ưỡn, rối loạn nhịp thở, tiêu tiểu không tự chủ.
Bệnh có thể diễn tiến nhanh chóng đến hôn mê và tử vong. Nếu qua giai đoạn đó có thể diễn tiến di chứng tùy mức độ tổn thương não. Tỉ lệ tử vong khoảng 10 - 20%.
Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm máu và dịch não tủy. MRI não giai đoạn hồi phục giúp đánh giá mức độ tổn thương và di chứng của bệnh.
Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân thể viêm não nhập viện là khoảng 20 – 30%, thường xảy ra sau một thời gian hôn mê kéo dài. Trong số những người sống sót, di chứng thần kinh xảy ra trong ít nhất 30 – 50%.
Các di chứng phổ biến nhất bao gồm:
- Các vấn đề tâm thần và co giật tái phát.
- Suy giảm nghiêm trọng về nhận thức hoặc ngôn ngữ.
- Khó khăn trong vấn đề học tập và tiếp xúc với môi trường xã hội, trở lại với cuộc sống trước khi mắc bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm não Nhật Bản và hiện nay chỉ điều trị hỗ trợ. Chính vì vậy, khi bệnh nhân mắc bệnh viêm não Nhật Bản thì tỉ lệ tử vong cao và di chứng về thần kinh sau này.
Do đó, việc chủ động phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Virus lây qua trung gian truyền bệnh, chủ yếu là muỗi Culex. Vì vậy, để phòng bệnh, mọi người cần:
- Không nên cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, ăn chín, uống chín.
- Nên ngủ màn cả ban ngày và ban đêm để đề phòng muỗi đốt.
- Vệ sinh môi trường, chuồng trại sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.
- Thực hiện tốt việc cách ly cũng như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
Các biện pháp bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa muỗi đốt rất quan trọng, vì điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Việc tiêm vaccine viêm não Nhật Bản là biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh tốt nhất.
Bình luận của bạn