Nên ăn uống gì sau khi nôn?

Ăn gì sau nôn để làm dịu dạ dày?

7 lợi ích sức khỏe của trà gừng

Cảnh giác với các dấu hiệu dị ứng thực phẩm

Vì sao thấy chóng mặt và buồn nôn khi tắm?

Mẹo chống say xe cho trẻ tận hưởng du lịch 2/9

Nguyên nhân gây nôn

Có khá nhiều lý do gây cảm giác buồn nôn hay nôn, dưới đây là những lý do thường gặp:

- Nhiễm virus (như cúm dạ dày - chỉ một nhóm các loại virus gây nôn mửa và tiêu chảy) và vi khuẩn (ngộ độc thực phẩm).

- Uống quá nhiều rượu hoặc hút quá nhiều cần sa.

- Các vấn đề sức khỏe (như mang thai, say tàu xe, đau nửa đầu, chóng mặt).

- Bị đau.

- Tác dụng phụ của thuốc.

Nên uống gì sau khi nôn?

Sau khi nôn, bù chất lỏng là rất cần thiết để chống lại và ngăn ngừa mất nước. Một số đồ uống tốt sau khi nôn gồm:

- Chất lỏng trong suốt: Sau khi nôn, khi chưa có triệu chứng mất nước như khô miệng hoặc tiểu ít, người lớn có thể uống chất lỏng trong suốt để bổ sung chất lỏng đã mất như nước uống, nước dùng, nước ép trái cây pha loãng.

Nước ép trái cây chưa pha loãng hoặc các loại đồ uống có đường khác thường không được khuyến khích uống sau khi nôn vì nồng độ đường trong đó có thể gây chuột rút hoặc tiêu chảy.

- Dung dịch bù nước đường uống oresol: Một cách khác để bù nước sau nôn cho trẻ em và người lớn là dùng dung dịch oresol như Pedialyte, Infalyte hoặc Rehydrate. Theo CDC Mỹ, đồ uống này hỗ trợ phục hồi bằng cách cung cấp nồng độ đường tối ưu và một số chất điện giải (natri, kali và bicarbonate).

Theo Viện Bác sĩ gia đình Mỹ (AAFP), tình trạng mất nước và điện giải ở trẻ em sau khi nôn có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, do đó khuyến nghị cho trẻ uống oresol sau khi nôn. Nên uống từng ngụm nhỏ trong vòng 10 đến 60 phút sau khi nôn.

Nên ăn gì sau khi nôn?

Nên ăn các món nhạt sau khi nôn

Nên ăn các món nhạt sau khi nôn

Ăn gì sau khi nôn còn phụ thuộc vào các triệu chứng của bạn. Nếu bạn có thể dung nạp chất lỏng và không còn buồn nôn nữa, bạn có thể ăn các món đặc, như:

- Chế độ ăn BRAT: BRAT là viết tắt của Bananas, Rice, Applesauce, Toast gồm chuối, cơm, sốt táo và bánh mỳ nướng. Những thực phẩm này ít chất xơ, nhạt và giàu tinh bột, sẽ làm phân cứng hơn, giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày như nôn, tiêu chảy. Tuy nhiên, tránh áp dụng kéo dài vì chế độ ăn này không đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phục hồi sau nôn. Vì vậy, khi các triệu chứng giảm dần, bạn nên dần ăn trở lại các thực phẩm thường ngày, trong đó có rau và trái cây.

- Thức ăn nhạt: Chế độ ăn nhạt được khuyến khích để cải thiện dạ dày sau nôn. Sau đợt nôn, bạn nên ăn các món soup, khoai tây, ngũ cốc, bánh quy giòn, táo, lê và một số trái cây xay nhuyễn khác. Ngoài ra, nên thêm gừng, bạc hà hoặc thảo mộc vào chế độ ăn giúp hạn chế buồn nôn và làm dịu cơn đau dạ dày.

Thực phẩm cần tránh sau khi nôn

Một số loại thực phẩm bạn nên tránh ăn trong vài ngày sau khi nôn để dạ dày được hồi phục, gồm rượu, cà phê, thức ăn cay, rau sống, sữa và các thực phẩm từ sữa, đồ chiên rán.

Lưu ý, để thoát khỏi cảm giác buồn nôn, bạn nên: Ăn chậm và chia thành các bữa ăn nhỏ; Uống đồ uống từ từ; Tránh hoạt động thể chất ngay sau khi ăn; Tránh mùi mạnh.

Nếu tình trạng nôn vẫn dai dẳng không đỡ kèm theo triệu chứng mất nước nghiêm trọng như môi nứt nẻ, tiểu rất ít, suy nhược, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám bác sĩ. Với trẻ em bị nôn, cha mẹ cần đặc biệt chú ý theo dõi vì dễ bị mất nước với các dấu hiệu như khô miệng, khóc không ra nước mắt, ít đi tiểu, khó chịu, mệt mỏi và bụng trũng xuống... để đưa trẻ đến viện kịp thời.

 
Nguyễn Thanh (Theo Live Strong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng