Viêm não Nhật Bản ở trẻ: Mẹ cần biết để cứu con

Do dự, trì hoãn tiên vaccine cũng có thể khiến con rơi vào nguy kịch

Làm gì để phòng chống bệnh viêm não virus trong mùa Hè?

Làm sao để biết trẻ có mắc bệnh viêm não Nhật Bản không?

Trẻ tổn thương não, tử vong vì viêm não Nhật Bản

Trẻ đã tiêm vaccine viêm não Nhật Bản sao vẫn mắc bệnh?

Bệnh thường xảy ra vào thời điểm nào?

Bệnh viêm não Nhật Bản có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa Hè, đỉnh điểm dịch vào các tháng 5, 6, 7. Sở dĩ bệnh hay gặp vào mùa này là vì đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.

Ai dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản?

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa có miễn dịch với bệnh và có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản.

Số lượng trẻ nhập viện vì viêm não Nhật Bản gia tăng

Dấu hiệu của bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản thường có các biểu hiện như sốt cao đột ngột, thậm chí là 39 - 40 độ C. Sau khoảng 8 đến 10 tiếng người bệnh thường xuất hiện thêm biểu hiện đau đầu. Muộn hơn, người bệnh thường có biểu hiện nôn và buồn nôn. Giai đoạn muộn bệnh nhân có thể li bì, lơ mơ hoặc kích động, hôn mê, co cứng, co giật, liệt hoặc cử động bất thường. Đây là những biểu hiện các bậc phụ huynh cần phải nhận biết để đưa trẻ đến viện điều trị kịp thời.

Viêm não Nhật Bản có lây từ người sang người không?

Bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động vật bị nhiễm virus đốt người sẽ truyền bệnh cho người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh.

Trẻ bị viêm não Nhật Bản thường bị sốt cao đột ngột

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế nào?

Để phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo:

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

- Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.

- Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Tiêm vaccine là cách phòng ngừa hiệu quả viêm não Nhật Bản

Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản được thực hiện như thế nào?

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình Tiêm chủng mở rộng.

- Mũi 1: Lúc trẻ đủ 1 tuổi

- Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần

- Mũi 3: Sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vacicne viêm não Nhật Bản thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản:

- Mũi 1: Càng sớm càng tốt

- Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần

- Mũi 3: Sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: "Hiện nay viêm não Nhật Bản đang vào mùa nên số ca bệnh viêm não Nhật Bản gia tăng. Các trường hợp viêm não nằm tại khoa chủ yếu không được tiêm ngừa vaccine hoặc tiêm không đủ mũi chiếm khoảng 80%. Lý do phụ huynh đưa ra luôn là không biết, không hiểu về mức độ nguy hiểm của viêm não Nhật Bản".
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp