Hợp tác y tế Việt Nam - Nhật Bản mang lại hiệu quả cao, toàn diện và bền vững góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân - Ảnh: MOH.
Nhật Bản: Gia tăng số ca mắc cúm trái mùa và nhập viện vì nắng nóng kỷ lục
7 thực phẩm được ưa thích tại vùng đất trường thọ Okinawa, Nhật Bản
Podcast: Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ viêm não Nhật Bản
Đón Hè rực rỡ với thương hiệu mỹ phẩm Daisy Doll từ Nhật Bản
Ngày 29/9, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp Đại học Quốc tế Y tế và Phúc lợi Nhật Bản (IUHW), Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức Hội nghị hợp tác y tế quốc tế Việt Nam - Nhật Bản, nhân kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023).
Hội nghị với chủ đề: "Hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản và những thách thức trong lĩnh vực y tế. Việt - Nhật đồng hành, hướng tới tương lai, vươn tầm thế giới", với mục tiêu góp phần xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Nhật Bản - Việt Nam, cũng như góp phần cải thiện tiêu chuẩn y tế của các nước láng giềng ở Châu Á.
Tại hội nghị, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cùng Bộ Y tế Việt Nam thống nhất tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cũng như các hoạt động hợp tác giáo dục, phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực y tế, phúc lợi và hợp tác y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, suốt 50 năm qua, hợp tác trong lĩnh vực y tế luôn là điểm sáng trong bức tranh chung về quan hệ hợp tác giữa hai bên, với rất nhiều hoạt động đã và đang triển khai như: hỗ trợ và xây dựng chính sách, trao đổi chuyên gia, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị y tế, dược phẩm, nghiên cứu khoa học.
Cụ thể, trong lĩnh vực điều trị, thời gian qua 3 bệnh viện đầu ngành của Việt Nam là Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đều nhận được sự hợp tác của Chính phủ Nhật Bản để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Trong lĩnh vực y tế dự phòng, Nhật Bản đã hỗ trợ rất tích cực trong công tác tiêm chủng mở rộng, nghiên cứu và sản xuất vaccine, đảm bảo an toàn sinh học chuyển giao kỹ thuật và phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản đã có nhiều hợp tác về đào tạo sinh viên y khoa, nghiên cứu khoa học.
Các hoạt động trao đổi đào tạo giữa Việt Nam và Nhật Bản đã liên tục được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Trường ĐH Y Dược TP.HCM trong nhiều năm qua và tới nay đã trở thành hoạt động thường niên.
Các dự án hợp tác với Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực đều thực hiện hiệu quả, toàn diện và bền vững mang lại tích cực cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Tăng cường cơ sở hạ tầng cho các bệnh viện, tăng cường năng lực cho cán bộ y tế, năng lực dự phòng, điều trị và chăm sóc bệnh nhân và quản lý bệnh viện.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương mong rằng trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực y tế Việt Nam.
Thiết lập Trung tâm ASEAN về ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED) tại Việt Nam
Cũng trong ngày 29/9, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Y tế Lao động Phúc lợi Nhật Bản Shiozaki Akihisa về việc thiết lập và vận hành Trung tâm ACPHEED về dự phòng và chuẩn bị sẵn sàng tại Việt Nam.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đã trao đổi, tham luận về vấn đề thiết lập Trung tâm ASEAN về ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED) tại Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, trong 3 trụ cột của Trung tâm, Việt Nam đăng cai trụ cột về chuẩn bị sẵn sàng, Indonesia đăng cai trụ cột về phát hiện, đánh giá nguy cơ, Thái Lan đăng cai trụ cột về ứng phó.
Việt Nam đề nghị Nhật Bản tham gia hỗ trợ tư vấn về mô hình Trung tâm đặt tại 3 quốc gia với 3 trụ cột nhằm đảm bảo sự giao thoa, phối hợp nhuần nhuyễn, không thiếu hụt và cũng không chồng chéo chức năng nhiệm vụ, nguồn lực, đảm bảo được mục tiêu chức năng nhiệm vụ của Trung tâm ACPHEED.
Ngoài ra, ngành y tế Việt Nam mong muốn được Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chính sách, hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý...
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện Bộ Y tế Việt Nam đang hoàn thiện Dự thảo Luật Dược sửa đổi dự kiến trình Quốc hội trong năm 2024. Trong quá trình sửa đổi Luật Dược, Bộ Y tế Việt Nam mong nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản. Trong đó, Việt Nam mong muốn Nhật Bản chia sẻ về việc hoạch định chính sách cũng như công tác quản lý Dược phẩm.
Bình luận của bạn