Giải quyết bài toán kinh tế báo chí truyền thông trong thời đại số

Hội thảo có sự tham gia của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, cùng nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

Chống Fake news - Câu chuyện niềm tin và tính định hướng của báo chí

1.374 ngày & Long-COVID

Hơn 10 triệu người mất ngủ, giới trẻ Việt Nam lại đổ xô đi cà phê lúc 4 giờ sáng

Podcast: Vì sao huyết áp có xu hướng hạ thấp trong ngày Hè?

Báo chí và sức ép cạnh tranh với các nền tảng số

Hội thảo quốc tế với chủ đề “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số” là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thường niên mang tên “Diễn đàn Báo chí Tháng 6”. Hội thảo gồm 3 phiên họp, thảo luận giúp nhận diện bức tranh kinh tế báo chí báo chí Việt Nam; Gợi mở lời giải cho bài toán kinh tế báo chí truyền thông.

Hiện nay cả nước có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 670 tạp chí; 72 cơ quan phát thanh, truyền hình. Tuy khác nhau về loại hình nhưng phần lớn cơ quan báo chí đang sụt giảm về nguồn thu, nhất là các đài truyền hình và cơ quan báo chí tự chủ hoàn toàn về tài chính.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng thông tin về hiện tượng sụt giảm doanh thu quảng cáo trong các cơ quan báo chí - Ảnh: SJC

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng thông tin về hiện tượng sụt giảm doanh thu quảng cáo trong các cơ quan báo chí - Ảnh: SJC

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, báo in, báo điện tử hay phát thanh truyền hình tại nước ta vẫn dựa khá nhiều vào nguồn thu quảng cáo: “Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan báo chí đang phải đối diện với nguy cơ sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Google đã lấy đi khoảng 70% doanh thu quảng cáo của báo chí chính thống”.

Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí trong nước đang bị các nền tảng xã hội cạnh tranh về cả người đọc, người xem. Nguồn lực và cơ chế của Nhà nước cho đặt hàng báo chí còn hạn chế và tình trạng vi phạm bản quyền chưa được giải quyết triệt để.

PGS.TS Bùi Chí Trung, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông nhận định: “Việc phát triển kinh tế báo chí truyền thông không chỉ cần nhìn từ một vài trường hợp cụ thể, từ riêng một lĩnh vực hay loại hình riêng biệt mà cần được nhìn nhận ở quy mô tổng thể, chiến lược và toàn diện của hệ thống báo chí quốc gia, gắn với bối cảnh phát triển kinh tế số mạnh mẽ hiện nay; Từ đó có bước phát triển đột phá nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng báo chí cách mạng, của hệ thống truyền thông Việt Nam chuyên nghiệp và nhân văn”.

Cơ hội của ngành báo chí truyền thông trong thời đại kinh tế số

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm thông tin về những thay đổi sắp tới trong Luật Báo chí - Ảnh: SJC

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm thông tin về những thay đổi sắp tới trong Luật Báo chí - Ảnh: SJC

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho hay, Bộ đã trình Chính phủ, Chính phủ trình Quốc hội để sửa Luật Báo chí. Việc đưa những khái niệm mới, những tiền đề mới vào Luật Báo chí có thể giúp đỡ cho báo chí phát triển, giải quyết vấn đề liên quan đến kinh tế báo chí trong bối cảnh công nghệ biến động hiện nay. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khuyến khích, mong muốn các cơ quan báo chí mạnh dạn đưa ra những mô hình mới để làm báo, kinh doanh sản phẩm báo chí.

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương phân tích thời cơ và thách thức với báo chí Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số - Ảnh: SJC

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương phân tích thời cơ và thách thức với báo chí Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số - Ảnh: SJC

Cũng tại Hội thảo, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho biết, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã tạo ra không gian phát triển mới, dựa trên nền tảng công trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạn vật…  

Theo PGS.TS Hương, trong quá trình chuyển đổi số, bên cạnh việc hỗ trợ cho các cơ quan báo chí, Chính phủ cần nghiên cứu tổng thể về kinh tế báo chí trong bối cảnh truyền thông số. Ngoài ra, nước ta cần xây dựng các nền tảng số của riêng mình để không bị lệ thuộc hoàn toàn vào các nền tảng số sẵn có của nước ngoài.

Ông Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trình bày tham luận về cách các cơ quan báo chí lớn trên thế giới tìm cách tạo ra nguồn thu mới - Ảnh: SJC

Ông Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trình bày tham luận về cách các cơ quan báo chí lớn trên thế giới tìm cách tạo ra nguồn thu mới - Ảnh: SJC

Để giảm phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo, xu hướng của "làng báo" quốc tế là đa dạng hóa nguồn thu. Theo chia sẻ của ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, ngoài quảng cáo truyền thống, các cơ quan báo chí hàng đầu trên thế giới đã thực hiện tường thu phí; Làm truyền thông; Tổ chức sự kiện; Thương mại điện tử; Cấp phép thương hiệu; Cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin; Tổ chức nghiên cứu...

Tham luận tại Hội thảo, TS. Đỗ Anh Đức, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn chỉ ra một vài chiến lược phát triển nguồn thu báo chí từ hệ sinh thái nội dung trên nền tảng số. Các cơ quan báo chí trên thế giới đều hướng vào nội dung để phát triển và thu phí người dùng. Tuy nhiên, nhiều tòa soạn chưa thể tìm ra nội dung chất lượng và mô hình thu phí độc giả tối ưu.

TS. Đức nhận định: “Phát triển nguồn thu cho báo chí không phải là bán báo, mà là trao đổi giá trị cho các thành viên đăng ký, trong đó nội dung thông tin là yếu tố then chốt”. Để tránh rủi ro khi chạy theo lượt xem, tương tác trên nền tảng số, nội dung báo chí cần đảm bảo tính tin cậy và nghiêm túc, đồng thời, thể hiện được nét độc đáo, giá trị và tính đặc thù của cơ quan báo chí.  

Hội thảo đã nhận được hơn 50 tham luận của các học giả hàng đầu về kinh tế và báo chí, truyền thông đến từ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như Đức, Áo, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…, chuyên gia đến từ các tập đoàn Google, Viettel, VieOn, Le Bross… Các tham luận và ý kiến đã tiếp cận phong phú theo nhiều góc độ, nhiều chiều cạnh về vấn đề kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh kinh tế số.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn