Bà bầu cần hết sức cảnh giác với những cơn đau nửa đầu trái hay đau nửa đầu phải
Giảm đau nửa đầu bằng lợi khuẩn, vitamin B và magne
8 lời khuyên giúp bạn đối phó với chứng đau nửa đầu
Giảm đau nửa đầu bằng "aspirin thời Trung Cổ"
5 yếu tố có thể gây ra chứng đau nửa đầu
Trong một nghiên cứu về phụ nữ mang thai ở Đan Mạch có và không mắc chứng đau nửa đầu, các nhà khoa học nhận thấy rằng chứng đau nửa đầu có liên quan đến việc tăng nguy cơ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ ở người mẹ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có mẹ bị đau nửa đầu có liên quan đến việc tăng nguy cơ của một loạt các kết quả bất lợi, bao gồm sinh non, sinh mổ, nhẹ cân, hội chứng suy hô hấp và co giật do sốt.
Theo đó, nghiên cứu đã được thực hiện trên 22.841 phụ nữ mang thai mắc chứng đau nửa đầu (bao gồm 16.861 trẻ còn sống sau khi sinh ra) và 228.324 phụ nữ mang thai cũng như trong độ tuổi sinh nở không bị đau nửa đầu (bao gồm 170.334 trẻ còn sống sau khi sinh ra).
Chứng đau nửa đầu đã được điều trị không liên quan đến kết quả của nghiên cứu này. Kết quả chỉ liên quan tới chứng đau nửa đầu không được điều trị.
Nhà khoa học Nils Skajaa đến từ Bệnh viện Đại học Aarhus (Đan Mạch), tác giả chính của nghiên cứu, cho hay: “Chứng đau nửa đầu phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các bằng chứng cho thấy chứng đau nửa đầu khi mang thai có thể dẫn đến một số kết quả bất lợi cho cả mẹ và con. Nhưng may mắn là điều trị đau nửa đầu đúng cách có thể làm giảm bớt những rủi ro này”.
Dùng thuốc giảm đau không được khuyến khích khi đang mang thai. Nếu không có chỉ định của bác sỹ, bà bầu không nên tự ý sử dụng thuốc. Ngay cả khi được chỉ định dùng thuốc, bạn cũng nên dùng theo đúng hướng dẫn sử dụng, không nên lạm dụng và dùng trong thời gian dài.
Để giảm đau nửa đầu khi mang thai, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Chườm ấm ở trán và mắt, kết hợp với chườm lạnh sau cổ
- Massage vùng đầu, thái dương, cổ và vai
- Tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu, yoga hoặc ngồi thiền
- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
- Tắm nước ấm
Bình luận của bạn