8 lời khuyên giúp bạn đối phó với chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu mạn tính khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu

6 tinh dầu giúp giảm đau đầu, đau nửa đầu

6 cách đơn giản giúp giảm đau đầu hiệu quả tức thì

Nguyên nhân nào khiến bạn vừa bị đau đầu, vừa bị đau cổ?

5 loại trà thảo dược có thể làm giảm đau đầu hiệu quả

Đau nửa đầu mạn tính gây nhiều phiền toái, khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Theo chuyên gia Alexander Mauskop - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đau đầu New York (Mỹ) để giảm đau nửa đầu mạn tính, bạn có thể thực hiện 8 lời khuyên sau:

Tập thể dục nhịp điệu

Tập thể dục nhịp điệu là một trong những cách hữu ích giúp giảm đau nửa đầu hiệu quả. Tiến sỹ Alexander Mausko, cho biết: “Tôi thường khuyên bệnh nhân của mình tập thể dục nhịp điệu ít nhất ba lần một tuần trong ít nhất 30 hoặc 40 phút. Tập thể dục nhiều hơn có thể khiến bạn ít bị đau nửa đầu hơn”.

Tập thể dục nhịp điệu giúp giảm đau nửa đầu hiệu quả

Hãy thử các bài tập thư giãn 

Mọi người đều biết rằng căng thẳng là nguyên nhân chính gây đau đầu, do vậy thư giãn có thể giúp ích cho bạn. Bạn có thể tập yoga, thiền và áp dụng liệu pháp phản hồi sinh học để cải thiện tâm trạng.

Thời gian ngủ nghỉ hợp lý 

Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm trong ngày thậm chí là cuối tuần có thể giúp cải thiện tình trạng đau đầu. Cả thiếu ngủ và ngủ quá nhiều đều có thể gây đau nửa đầu.

Uống bổ sung magne

Thiếu magne có thể khiến một số người bị đau nửa đầu. Các triệu chứng cảnh báo cơ thể đang thiếu magne bạn nên lưu ý là: Đau nửa đầu, tay và chân lạnh, hội chứng tiền kinh nguyệt, chuột rút.

Thiếu magne có thể khiến một số người bị đau nửa đầu

Tránh các thực phẩm có thể kích hoạt cơn đau đầu

Các thực phẩm có thể kích hoạt cơn đau đầu ở từng bệnh nhân khác nhau. Do vậy, nếu bạn bị đau đầu sau khi sử dụng một số loại thực phẩm nào đó thì nên tránh ăn chúng trong những lần tiếp theo. Các thực phẩm phổ biến có thể kích hoạt cơn đau đầu: Chocolate, bột ngọt, thực phẩm chứa chất bảo quản, rượu bia, đường…

Tránh caffeine

Bệnh nhân bị đau nửa đầu thường không nhận ra caffeine là thủ phạm gây cơn đau nửa đầu vì caffeine thường giúp họ cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, caffein chỉ giúp giảm đau đầu tạm thời.

Không nên uống caffein khi bị đau nửa đầu

Bổ sung thêm một số dưỡng chất 

Có một số chất bổ sung như CoQ10 (300 mg), butterbur (150 mg), feverfew, riboflavin (vitamin B2), vitamin B12 và dầu cá… có thể giúp giảm những cơn đau đầu ở người mắc chứng đau nửa đầu mạn tính. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định bổ sung một dưỡng chất gì đó.  

Điều trị dự phòng 

Việc sử dụng thuốc có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu. Nếu bị đau nửa đầu mạn tính nghiêm trọng, hãy hỏi bác sỹ về lựa chọn phòng ngừa tốt nhất cho bạn, có thể bao gồm thuốc chẹn beta, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống động kinh hoặc thuốc chẹn CGRP mới.

Nếu bị đau đầu mạn tính hãy hỏi bác sỹ về việc sử dụng các loại thuốc dự phòng

Dùng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược

Đau đầu mạn tính thường đáp ứng kém với các loại thuốc giảm đau nên người bệnh thường được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh… Tuy nhiên các loại thuốc này có thể gây các tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. Do vậy, người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như như vỏ cây liễu, sơn đậu căn, tam lăng, huyền hồ sách, tô mộc, kết hợp với đồng, mangan, magne. … Các thành phần này có thể tác động toàn diện lên các cơ chế gây đau, từ đó giúp giảm đau nửa đầu mạn tính hiệu quả.

Gợi ý Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương với thành phần chiết xuất vỏ cây liễu và nhiều thảo dược quý khác giúp hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng, dùng cho người bị chứng đau đầu, đau xương khớp, phụ nữ đau bụng kinh.

Thành phần: Oncolysin (Cao Sơn đậu căn, Methylsulfonylmethan, kẽm salicylat), chiết xuất vỏ cây liễu, cao Bán biên liên, cao tô mộc, cao huyền hồ sách, cao tam lăng, magnesi, đồng...

Đối tượng sử dụng: Người bị chứng đau đầu, đau xương khớp, đau bụng kinh.

ĐKSP: 7406/2018/ĐKSP

XNQC: 00267/2019/ATTP-XNQC

* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp