Đừng để trẻ mãi giữ các thói quen có hại cho sức khỏe

Một số hành vi có thể vô tình gây hại cho sức khỏe của trẻ

Trẻ mút tay rước ngay bệnh vào người!

Bắt bệnh cho con qua tiếng thở khò khè

Cha mẹ phải làm gì để con hết suy dinh dưỡng, thấp còi?

Sai lầm hầu như mẹ nào cũng mắc khi cho bé dùng men vi sinh

Giữ thói quen bú bình

Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên bắt đầu tập cho bé uống nước bằng cốc tập uống khi trẻ được 6 tháng tuổi. Một khi bé đã sử dụng thành thạo cốc tập uống nước, bạn có thể cho bé chuyển sang uống nước trong cốc thường không có nắp đậy. Bởi, giữ thói quen bú bình có thể làm trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng (đặc biệt là calci và sắt) từ các thực phẩm như rau xanh, sữa chua, pho mát,… Chưa kể, việc cho bé bú bình để bé dỗ bé ngủ ngon cũng có thể dấn đến tình trạng sâu răng ở trẻ.

Mẹ nên cho bé dùng cốc tập uống nước khi bé được 6 tháng tuổi

Mút ngón cái

Trẻ nhỏ thường có thói quen mút ngón cái để tự làm dịu bản thân. Tuy nhiên, việc bé thường xuyên mút tay mạnh trong thời gian dài có thể đè nén lưỡi, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của hàm trên, khiến cho răng mọc sít nhau, thậm chí dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, vẩu.

Đa số thói quen mút tay của trẻ thường không gây ra vấn đề gì quá nghiêm trọng, tuy nhiên phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đi khám nha sỹ thường xuyên khi bé bắt đầu mọc răng để loại trừ các vấn đề có thể xảy ra.

Kén ăn

Trẻ không thích ăn rau, không chịu ăn các món ăn mới mà chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định dễ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường cũng như khiến cho các bữa ăn trở nên căng thẳng với cả mẹ và bé.

Kén ăn, không thích ăn rau có thể làm bé bị suy dinh dưỡng

Thay vì ép bé ăn, bạn nên để bé khám phá một lượng nhỏ bằng hạt đậu các loại thực phẩm mới để bé từ từ làm quen, cảm thấy an toàn và dần chấp nhận các món mới.

Ngoáy mũi

Trẻ thường ngoáy mũi khi có gỉ mũi hay khi bị cảm lạnh, nghẹt mũi, dị ứng. Ngoáy mũi quá nhiều có thể khiến trẻ bị chảy máu cam.

Tốt hơn hết, bạn nên giúp con lau và xì mũi thường xuyên, nhắc bé không được cho tay vào mũi. Nếu trẻ bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng, xịt mũi bằng nước muối có thể giúp giữ sạch và làm ẩm niêm mạc trong mũi của trẻ. Với trẻ sơ sinh và mới biết đi, sử dụng dụng cụ hút mũi cũng giúp giữ sạch mũi cho bé.

Nghiến răng

Có 14 đến 20% trẻ em có thói quen nghiến răng. Trẻ thường nghiến răng vào ban đêm, phổ biến nhất là khi mới mọc răng và khi bé căng thẳng, lo lắng. Những trẻ có amidan và vòm họng lớn, những trẻ bị ngưng thở khi ngủ… cũng hay có thói quen nghiến răng. 

Trẻ có thể nghiến răng do bị chứng ngưng thở khi ngủ

Nếu bạn nghi ngờ con bị ngưng thở khi ngủ hay tình trạng nghiến răng ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ, tốt nhất hãy đưa bé đến gặp nha sỹ để có biện pháp bảo vệ răng cho bé.

Ăn vặt cả ngày

Việc ăn vặt cả ngày, đặc biệt là các loại đồ ngọt, bim bim,… có thể làm cho bé bỏ các bữa ăn chính vì không còn cảm giác đói. Điều này cũng làm trẻ không thích thú với các loại thực phẩm lành mạnh.

Chính vì vậy, thay vì cho bé ăn vặt cả ngày, hãy phân bổ các bữa ăn chính và ăn nhẹ phù hợp cho bé. Trong các bữa ăn nhẹ bạn có thể cho bé ăn thêm trái cây và rau quả.

Cho bé dùng núm vú giả quá lâu

Theo các nhà khoa học, núm vú giả có thể được dùng để xoa dịu bé cũng như làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, bé có thể lôi núm vú ra khỏi miệng như một loại đồ chơi sau đó lại ngậm vào, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ, dẫn đến các vấn đề răng miệng, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của bé.

Tốt nhất khi bé bắt đầu biết đi, bạn có thể hạn chế cho bé sử dụng núm vú giả khi ngủ, cho bé làm quen dần với việc loại bỏ hoàn toàn món “đồ chơi” này. 

Vi Bùi H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ