9 triệu chứng không ngờ của chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ

Cha mẹ cần phát hiện sớm chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ

Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ

Kiểm tra ngay để biết bạn bị ngáy ngủ theo kiểu nào?

Ngáy khi ngủ - Coi chừng bị ung thư!

Mộng du

Khoảng 10% trẻ từ 3 – 10 tuổi bị mộng du ít nhất một lần khi ngủ. Mộng du thường xuất hiện nhiều khi trẻ 4 – 5 tuổi và thường biến mất khi trưởng thành. Khi một người mộng du, bộ phận não tạo ra các hành vi phức tạp vẫn làm việc. Nhưng phần não lưu trữ ký ức và ra quyết định có ý thức ngừng hoạt động, khiến trẻ không nhớ mình đã làm gì. Ngưng thở khi ngủ có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị mộng du. Đa số trẻ mộng du bị ngưng thở tạm thời khi ngủ sẽ hết hiện tượng này sau khi được điều trị chứng ngưng thở này.

Trẻ có thể bị mộng du do chứng ngưng thở khi ngủ

Nghiến răng

Nghiến răng vào ban đêm có thể là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Căn bệnh này tương đối phổ biến và có thể ảnh hưởng lên đến 10% dân số. Ở một số người, nó có thể xảy ra trong tiềm thức trong giấc ngủ để ép chặt các cơ bắp của đường thở. Nghiến răng khi ngủ gây hại men răng, khớp, hàm dưới và gây nhức đầu.

Đái dầm

Trẻ nhỏ thường đái dầm vào ban đêm, tuy nhiên nếu trẻ trên 5 tuổi mà vẫn đái dầm trên 2 lần/1 tuần thì bạn nên đưa trẻ đến khám bác sỹ vì có thể trẻ đang bị chứng ngưng thở khi ngủ. Theo các bác sỹ, khi hơi thở của trẻ bị xáo trộn nồng độ oxy trong máu giảm khiến bàng quang không thể hoạt động bình thường và khiến trẻ bị đái dầm.

Ngưng thở khi ngủ có thể khiến trẻ bị đái dầm

Đổ mồ hôi đêm

Ngưng thở khi ngủ là căn bệnh phổ biến gây đổ mồ hôi đêm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.  Bé có thể bỗng dưng bị ngưng thở trong khi ngủ từ 10 - 20 giây. Do đó, cơ thể của bé phải làm việc quá sức trong thời điểm bé ngưng thở khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Hầu hết trẻ bị ngưng thở khi ngủ thường ngáy to, hơi thở mạnh và đổ mồ hôi rất nhiều khi ngủ.

Béo phì

Ngưng thở khi ngủ rất phổ biến ở trẻ bị thừa cân, béo phì. Béo phì có thể gây ra khối mỡ ngưng tụ ở cổ và làm cản trở việc hít thở vào ban đêm. Trong khi đó, ngưng thở khi ngủ lại làm suy yếu hệ thống nội tiết của cơ thể, tăng hormone ghrelin khiến trẻ thèm ăn ngọt, đồng thời làm chậm quá trình trao đổi chất, góp phần gây tăng cân.

Ngưng thở khi ngủ thường xảy ra khi trẻ bị béo phì

Ngáy

Biểu hiện rõ ràng nhất của rối loạn thở trong khi ngủ là ngáy. Trẻ ngáy tăng dần, âm thanh lớn dần và bị ngắt quãng khi đường thở bị tắc hoàn toàn. Lúc đó trẻ sẽ thở hổn hển và âm thở nghẹt mũi to, sau đó trẻ sẽ thức giấc.

Trẻ ngủ ngáy do chứng ngưng thở khi ngủ 

Thở bằng miệng

Trẻ thở bằng miệng khi ngủ có thể bị khô miệng, chảy nước dãi. Nếu trẻ tỉnh dậy với các dấu hiệu trên thì có thể trẻ đang bị ngưng thở khi ngủ. Thở bằng miệng có thể khiến trẻ bị ngáy to và có thể góp phần làm tình trạng ngưng thở khi ngủ trầm trọng hơn.

Tăng động giảm chú ý

Chứng ngưng thở khi ngủ làm tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ nặng hơn. Trẻ bị ngưng thở khi ngủ thường có những thay đổi về hành vi và tâm lý như: Tâm trạng trẻ bất ổn, dễ bị kích động, cáu gắt, có những hành vi không tốt, hay bị buồn ngủ ban ngày, kết quả học tập kém hơn...  

Chậm lớn

Rối loạn thở trong khi ngủ khiến trẻ ngủ không đủ giấc nên trẻ hay buồn ngủ ban ngày, ủ rũ dẫn đến giảm tập trung khi học hoặc làm việc. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị các ảnh hưởng khác như đái dầm, chậm tăng trưởng và phát triển do rối loạn thở khi ngủ có thể làm cho việc sản xuất hormone tăng trưởng giảm và làm cho trẻ chậm lớn.

Thanh Tú H+ (Theo Very Well)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp