Vi phạm trên thương mại điện tử ngày càng gia tăng, với thủ đoạn tinh vi - Ảnh minh họa.
Thu hồi loạt sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm
Cảnh báo về chất lượng sữa tắm gội Bzu Bzu Head-to-Toe Baby Wash (chai 200ml)
Liên tiếp các ca ngộ độc nấm, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo
Những vấn đề về da cảnh báo mất cân bằng nội tiết tố
Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) có dấu hiệu vi phạm vẫn xuất hiện trên các trang mua sắm trực tuyến, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Dưới đây là danh sách một số sản phẩm vi phạm nhưng vẫn tiếp tục được rao bán:
1. Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks®

TPBVSK Niteworks® có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật tại website: https://congtyherbalife.vn/product/niteworks/ - Ảnh chụp màn hình

TPBVSK Niteworks® sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, thiết bị y tế gây hiểu nhầm về công dụng của sản phẩm như thuốc chữa bệnh - Ảnh chụp màn hình
Trong thông báo cảnh báo về an toàn thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ban hành ngày 12/12/2024, sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® đã bị phát hiện có nội dung quảng cáo vi phạm quy định pháp luật trên một số website.
Cụ thể, tại các đường link (https://congtyherbalife.vn và https://dinhduong24h.com.vn/), sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® đã thực hiện các hành vi quảng cáo vi phạm, bao gồm: quảng cáo không đúng quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm; nội dung quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận đã được cấp; sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, thiết bị y tế gây hiểu nhầm về công dụng của sản phẩm như thuốc chữa bệnh.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên tại thời điểm ngày 14/4/2025, những website này vẫn còn tồn tại và vi phạm các quy định về quảng cáo, bao gồm:
- Không gọi tên đúng nhóm sản phẩm, khiến người tiêu dùng không biết đây là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm dinh dưỡng y học hay Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Không có tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
- Sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, thiết bị y tế gây hiểu nhầm về công dụng của sản phẩm như thuốc chữa bệnh.
- Không có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
- Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không tin theo các nội dung quảng cáo sai sự thật này khi quyết định mua và sử dụng sản phẩm để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
2. Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ An Tâm Đường

Sản phẩm TPBVSK An Tâm Đường đang được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo trên trang mạng xã hội - Ảnh chụp màn hình

Sản phẩm TPBVSK An Tâm Đường vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo - Ảnh chụp màn hình
Ngày 17/10/2024, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã cảnh báo về tình trạng quảng cáo sai quy định của sản phẩm Thực phẩm An Tâm Đường trên mạng xã hội Facebook và các Website. Các quảng cáo này có dấu hiệu vi phạm pháp luật và gây hiểu nhầm về tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Tuy nhiên, gần nửa năm sau khi cảnh báo này được đăng tải, những link vi phạm này vẫn tồn tại. Cụ thể, tại các đường link, sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Tâm Đường vẫn vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, bao gồm:
- Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
- Không có tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
- Sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo sản phẩm.
- Không có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
Cục An toàn thực phẩm khuyến nghị người tiêu dùng không mua và không sử dụng sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Tâm Đường đang quảng cáo sai lệch trên các nền tảng nêu trên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna

Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo - Ảnh chụp màn hình
Ngày 14/08/2024, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo về việc sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna đang được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm, nội dung quảng cáo sản phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.
Theo ghi nhận của phóng viên tại thời điểm ngày 14/4/2025, đường link quảng cáo sản phẩm vi phạm vẫn còn tồn tại, đi ngược lại các quy định về quảng cáo thực phẩm, cụ thể:
- Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
- Không có tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
- Không có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
- Không gọi tên đúng nhóm sản phẩm, khiến người tiêu dùng không biết đây là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học hay thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo vi phạm để quyết định mua và sử dụng sản phẩm tại đường link nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
4. Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thập Vị Xoan

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thập Vị Xoan được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo - Ảnh chụp màn hình
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo ngày 01/04/2024 về việc sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thập Vị Xoan được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm, nội dung quảng cáo sản phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; sử dụng hình ảnh bác sỹ, ý kiến bệnh nhân mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh, quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo vi phạm để quyết định mua và sử dụng sản phẩm tại đường link nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
5. Sản phẩm Yoho Mekabu Fucoidan 120 viên

Sản phẩm được bán tại Lazada - Ảnh chụp màn hình

Sản phẩm được bán tại sàn Shopee - Ảnh chụp màn hình
Ngày 22/11/2024, UBND huyện Nam Đàn nhận được Công văn số 451/ATTP-NV ngày 18/11/2024 của Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Nghệ An, về việc cảnh báo sản phẩm Thực phẩm chức năng Yoho Mekabu Fucoidan 120 viên, được quảng cáo và kinh doanh trên thương mại điện tử (Shopee, Lazada) nhưng chưa có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời quản lý theo quy định pháp luật, UBND huyện yêu cầu Trưởng các phòng, ngành, đoàn thể cấp huyện; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, tăng cường tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết không mua và sử dụng các sản phẩm cảnh báo trên.
Trong bối cảnh thị trường mua sắm trực tuyến phát triển mạnh, các cơ quan quản lý cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để xử lý những vi phạm nghiêm trọng trên sàn thương mại điện tử. Đồng thời, người tiêu dùng cũng cần nâng cao cảnh giác, kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm trước khi mua để tránh rơi vào bẫy quảng cáo sai sự thật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 43/2014/TT-BYT, thực phẩm chức năng gồm 04 nhóm: Thực phẩm bổ sung, Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, Thực phẩm dinh dưỡng y học, Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Theo quy định tại Điều 12 Luật an toàn thực phẩm năm 2010; Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, thực phẩm chức năng phải được đăng ký bản công bố hoặc tự công bố sản phẩm tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường, cụ thể:
- Đối với Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế.
- Đối với Thực phẩm dinh dưỡng y học, Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.
- Đối với Thực phẩm bổ sung: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự công bố và nộp hồ sơ tự công bố đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.
Bình luận của bạn