Phụ nữ có thể có nguy cơ mắc hen suyễn cao gấp đôi so với nam giới
Bổ sung chất xơ có thể hỗ trợ điều trị hen suyễn?
Dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ nhỏ
Hen phế quản, hen suyễn có di truyền không?
Mất ngủ làm tăng gấp 3 lần nguy cơ hen suyễn
Theo một nghiên cứu tại Trung tâm Sinh lý học Toulouse Purpan, Pháp do T.S Seillet chủ trì, hormone testosterone được sản sinh ở nam giới có khả năng giúp chống lại bệnh hen suyễn. Điều này giúp lý giải nguyên nhân tại sao nữ giới lại có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao gấp đôi so với nam giới ở sau tuổi dậy thì.
Trong nghiên cứu của mình T.S Seillet và các đồng nghiệp đã nhận ra rằng testosterone là một chất ức chế mạnh mẽ đối với các tế bào bạch cầu bẩm sinh (Lympho ILC2s), một tế bào miễn dịch có liên quan đến quá trình khởi phát bệnh hen suyễn.”
Ông cho biết: “Testosterone tác động trực tiếp vào ILC2s bằng cách ức chế sự tăng sinh của chúng. Vì vậy, trong phổi của nam giới sẽ có lượng ILC2s ít hơn và điều này cũng liên quan đến khả năng mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn của họ.”
ILC2s được tìm thấy trong phổi, da và các cơ quan khác của cơ thể. Các tế bào này sản xuất các protein có thể gây viêm phổi và là thủ phạm gây ra các phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây dị ứng thông thường như phấn hoa, bụi, côn trùng, khói thuốc lá và lông thú cưng….
Các nhà khoa học nói rằng việc tìm ra sự khác biệt về giới tính trong cơ chế phát sinh bệnh dị ứng và hen suyễn có thể là bước tiến mới cho các phương pháp điều trị đối với căn bệnh này.
Bình luận của bạn