Mất ngủ đã được chứng minh gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe
Mất ngủ hại não thế nào?
6 tip dinh dưỡng giúp đánh bay các rối loạn giấc ngủ
Đa xơ cứng và mất ngủ: Làm thế nào để phá vỡ chu kỳ?
"Não cá vàng" vì thói quen xấu này
Hen suyễn là bệnh đường hô hấp mạn tính, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự phát triển của hen suyễn liên quan đến tình trạng thừa cân/béo phì, trầm cảm, ô nhiễm môi trường, thói quen hút thuốc lá, dị ứng, nhiễm siêu vi, tiền sử gia đình,...
Mới đây, các nhà khoa học đến từ Na Uy còn phát hiện thêm một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, đó chính là mất ngủ.
TS. Linn Beate Strand, tác giả nghiên cứu chính, Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy cùng các cộng sự đã phân tích dữ liệu từ cuộc khảo sát sức khỏe liên tục của toàn bộ người dân sống ở hạt Nord-Trøndelag, Na Uy. Tổng cộng, nghiên cứu đã kiểm tra 17.927 người trong độ tuổi từ 20 tới 65.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy những người tham gia có biểu hiện mất ngủ trước đó hoặc khi bắt đầu nghiên cứu có nguy cơ cao phát triển hen suyễn, so với những người tham gia không bị mất ngủ.
Ở nhóm báo cáo hay bị mất ngủ trong tháng vừa qua (2 - 3 đêm/tuần), họ có nguy cơ cao hơn 65% phát triển hen suyễn trong 11 năm tiếp theo. Đặc biệt, nguy cơ tăng lên 108% ở nhóm báo cáo bị mất ngủ gần như mỗi đêm.
Với nhóm báo cáo hay gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ, chẳng hạn như thức dậy quá sớm, thức giấc vào giữa đêm và không thể tiếp tục giấc ngủ có nguy cơ hen suyễn cao hơn 36%. Ở nhóm báo cáo gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ gần như mỗi đêm, nguy cơ hen suyễn tăng 92%.
Tính trung bình, ở những người bị mất ngủ mạn tính, họ có nguy cơ cao gấp 3 lần mắc bệnh hen suyễn so với những người không bị mất ngủ.
Hiện nay, tình trạng mất ngủ có thể được cải thiện bằng việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Điều này bao gồm duy trì một lịch trình ngủ đúng giờ đều đặn mỗi ngày, áp dụng biện pháp thư giãn trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, massage, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, tránh hoặc hạn chế những giấc ngủ ngắn, tăng cường tập thể dục, tránh hoặc hạn chế uống cà phê, rượu và thuốc lá.
Ở những người bị mất ngủ mạn tính, một số loại thuốc ngủ như zolpidem (Ambien), eszopiclone (Lunesta), zaleplon (Sonata)... có thể hữu dụng. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí nghiêm trọng nên người bệnh chỉ sử dụng khi được bác sỹ yêu cầu.
Bình luận của bạn