Hiểu đúng - dùng đúng TPCN trong hỗ trợ điều trị ung thư

PGS.TS Trần Đáng chia sẻ vai trò của TPCN trong hỗ trợ phòng ngừa và điều trị ung thư

Hiểu đúng về thực phẩm chức năng

Đại học Y Dược - ĐHQGHN thăm quan và làm việc tại Viện Thực phẩm chức năng (VIDS)

Hiểu đúng, dùng đúng!

Xu hướng thực phẩm chức năng: Điều gì đang chờ đợi trong năm 2023?

Khoảng 150.000 ca mắc ung thư mới mỗi năm

Tại Hội thảo khoa học "Các hoạt chất, dược liệu hỗ trợ phòng ngừa ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và tăng cường miễn dịch" diễn ra ngày 14/9, PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, cho biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 ca mắc ung thư mới, trên 75.000 người tử vong do ung thư. Tỷ lệ số ca mắc là 110 ca/100.000 dân, xếp vị trí thứ 78/172 nước trên thế giới.

Theo thông tin từ tại Hội nghị khoa học "Xạ trị ung thư năm 2023" diễn ra vào ngày 19/5, dự báo đến năm 2030, số bệnh nhân được phát hiện và tử vong do ung thư tại Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 40% với 230.000 ca mắc mới và 166.000 ca tử vong.

Hiện nay ở Việt Nam, 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới là ung thư vú, đại trực tràng, phổi, cổ tử cung, dạ dày, tuyến giáp, gan, buồng trứng, hạch và ung thư máu. 10 bệnh ung thư phổ biến ở nam giới là phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang. Hà Nội và TP.HCM là 2 thành phố có số lượng người mắc ung thư cao hơn hẳn các tỉnh, thành phố khác.

PGS.TS Trần Đáng chia sẻ tại Hội thảo - Ảnh: Nguyễn Hiệp

PGS.TS Trần Đáng chia sẻ tại Hội thảo - Ảnh: Nguyễn Hiệp

Liên quan đến nguyên nhân gây ra căn bệnh thời đại này, PGS.TS Trần Đáng cho biết, các căng thẳng trong cuộc sống, thói quen hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu, bia và chế độ ăn không hợp lý cùng với những yếu tố môi trường như ô nhiễm, thực phẩm bẩn… đã làm tăng nguy cơ thiếu hụt vi chất, tăng các gốc tự do… dẫn đến cơn thuỷ triều các bệnh mạn tính không lây, trong đó có ung thư.

Ung thư nằm trong số các căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay với tỷ lệ sống sót và khả năng điều trị hạn chế. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm vẫn có thể chữa khỏi được. Tại Hội thảo, PGS.TS Trần Đáng đưa ra ví dụ về cách nhận biết sớm căn bệnh ung thư vú. Theo đó, để phát hiện sớm căn bệnh thường gặp ở phụ nữ này, bạn nên chú ý đến 3 dấu hiệu gồm: Cảm giác (đau khi cử động, đau cố định, đau khi sờ, ấn vào vú); Nhìn (màu sắc, hình dáng vú bất thường, không cân đối, da nhăn nhúm, co kéo); Sờ (xuất hiện u cục, ấn vào có chảy dịch hoặc máu). Nếu bạn xuất hiện những dấu hiệu trên cần đến cơ sở tế chuyên khoa gần nhất để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời nếu cần.

TPCN hỗ trợ điều trị ung thư - Không nên lạm dụng

Khi bị ung thư, hệ miễn dịch của cơ thể đã suy yếu nhưng vẫn phải tiếp xúc lâu dài với các nhân tố gây ung thư. Do đó chống ung thư cũng phải dựa vào cơ chế đối kháng này. Tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn ung thư bằng các chất chống oxy hóa từ rau quả và ngũ cốc, thực phẩm chức năng (TPCN) là rất cần thiết.

PGS.TS Trần Đáng chia sẻ ba cơ chế TPCN trong hỗ trợ phòng ngừa và điều trị ung thư gồm: Hỗ trợ tăng sức khỏe chung, tăng sức đề kháng; Chứa các hoạt chất trực tiếp chống ung thư (như chất ức chế tế bào ác tính, bảo vệ AND và gan trước tác nhân ung thư, giảm biến dị nhiễm sắc thể, chống đột biến tế bào, khử tác nhân ung thư); Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa - xạ trị (như các dấu hiệu buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi, mất ngon miệng...).

"TPCN nếu sử dụng đúng quy định sẽ giảm được các bệnh mạn tính, giảm đái tháo đường, thậm chí giảm được 40% bệnh ung thư", PGS.TS Trần Đáng cho biết trong họp báo Ngày hội TPCN quốc tế năm 2013.

TPCN không phải là thuốc, không thay thế cho thuốc chữa bệnh

TPCN không phải là thuốc, không thay thế cho thuốc chữa bệnh

TPCN chỉ nên kết hợp với thuốc và các phương pháp điều trị ung thư. TPCN không phải là thuốc, không thay thế được các loại thuốc và phương pháp điều trị ung thư khác. Khi người bệnh bị ung thư, các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Nếu có điều kiện người bệnh nên dùng bổ sung thêm TPCN để tăng hiệu quả điều trị và bồi bổ cơ thể.

Chúng ta không nên dùng từ "chữa được bệnh ung thư" đối với TPCN, TPCN chỉ giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị, nhưng sự hỗ trợ đó lại rất hữu hiệu. Tuy nhiên, khi dùng TPCN người tiêu dùng, đặc biệt là người đang điều trị ung thư cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.  Việc hiểu đúng - dùng đúng TPCN có thể mang lại những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe tổng thể.

VIDEO PGS. TRẦN ĐÁNG CHIA SẺ TRONG BUỔI HỘI THẢO

  

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội