Doanh nhân Nguyễn Quang Thái: “Cộng đồng khỏe thì doanh nghiệp khỏe!”
Cựu TGĐ FPT: Thành doanh nhân, dễ "đo" bản thân
Doanh nhân Ninh Thị Ty: Sở trường, sở đoản đều thành công
Doanh nhân, Bác sỹ Nguyễn Vĩnh Tường: Đầu tư vào y tế không dễ
Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn: Cố gắng làm việc tốt hơn mỗi ngày
Tại lễ trao bằng tiến sĩ danh dự của Trường Đại học kỷ lục thế giới, được tổ chức mới đây tại Việt Nam, trong số 6 tiến sĩ Việt Nam được vinh danh, có một người đã làm rạng danh cho lĩnh lực khoa học công nghệ Việt Nam nói chung và giới doanh nghiệp nói riêng, bởi ông là doanh nhân duy nhất nhận được học vị này: Doanh nhân, Anh hùng lao động Hoàng Đức Thảo - Chủ tịch, Tổng giám đốc Busadco.
Ông nghĩ gì khi được vinh danh là tiến sĩ danh dự của Đại học Kỷ lục Thế giới?
Nhìn lại 10 năm miệt mài sáng tạo ứng dụng, tôi thật sự không ngờ mình lại trở thành nhà sáng chế có nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế nhất, một kỷ lục gia Việt Nam trong ngôi nhà chung của thế giới kỷ lục. Nỗ lực của tôi là đã tạo ra 30 công trình sáng chế, 17 bằng độc quyền và giải pháp hữu ích, 13 tiêu chuẩn Việt Nam, 5 bằng chứng nhận công nghệ phù hợp, 6 giải thưởng Vifotec, 11 giải thưởng quốc tế. Các sản phẩm này phục vụ đồng bộ hóa hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, công cộng phúc lợi và bảo vệ môi trường mà mọi người dân Việt Nam không kể giàu nghèo đều được hưởng lợi.
Điều bất ngờ hơn nữa là tấm bằng này được chính ngài Thomas Bains - Hiệu trưởng Trường Đại học Kỷ lục thế giới từ Anh Quốc trực tiếp sang Việt Nam trao cho tôi. Thật là một phần thưởng cao quý mà trước đó tôi chưa bao giờ nghĩ đến.Thành quả 10 năm sáng tạo, nghên cứu ứng dụng và vinh dự này khiến tôi luôn cảm giác như có các đấng linh thiêng hộ mệnh cho mình vậy.
Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến ông Lê Trần Trường An, ngài Thomas Bains, Hội đồng giáo sư, tiến sĩ Trường Đại học Kỷ lục Thế giới, ông Biswaroop Roy Chowhury - Tổng Giám đốc Tổ chức Kỷ lục châu Á, thành viên Hội đồng tư vấn kỷ lục Việt Nam, thành viên Hội đồng thẩm định hồ sơ tiến sĩ, và tất cả các tổ chức cá nhân tạo nên sự kiện này.
Tôi luôn trân trọng, nâng niu, gìn giữ những giá trị quý báu mà quý vị đã dành cho tôi. Tôi sẽ tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa, góp phần cải thiện cuộc sống cho mọi người ngày một tiện ích hơn.
Trong số những sáng chế của ông, ông tâm đắc sáng chế nào nhất?
Mỗi một sáng chế đều gắn với những khó khăn, gian khổ trong quá trình sáng tạo nên đều ghi lại trong tôi những dấu ấn khó quên. Chẳng hạn như sản phẩm máy tời nạo vét cống ngầm, đây là sản phẩm đầu tay của tôi và cũng là sản phẩm ghi nhiều dấu ấn nhất. Phải chạy thử nhiều lần và có sự trợ giúp nhiệt tình của các đồng sự mới thành công. Khó khăn là vậy, nhưng cũng rất tự hào vì đây là sản phẩm đầu tiên của Busadco được thị trường chấp nhận và bước đầu xuất khẩu thử nghiệm sang Lào và Malaysia.
Hoặc như bộ sản phẩm mới nhất tôi sáng chế năm 2012 là tấm bê tông cốt thép lắp ghép đường, tấm bê tông cốt thép thành đê, kênh, mương, mương hộp các loại… Các sản phẩm này xuất phát từ ý định muốn xây dựng nhà máy tại Thái Bình. Tôi băn khoăn tự hỏi, các công trình sáng tạo của tôi từ trước đến nay đều tập trung phần lớn cho đô thị, vậy còn địa bàn nông thôn thì sao? Ý tưởng nảy sinh trong tôi và các sản phẩm trên ra đời. Rất mừng là nhóm sản phẩm này đã đáp ứng ngay được nhu cầu của địa bàn nông thôn khi triển khai chương trình mục tiêu của Chính phủ về hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Bộ sản phẩm khoa học công nghệ này đã được các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Bình, Vĩnh Phúc và một số tỉnh khu vực phía Bắc rất tâm đắc, đưa vào ứng dụng ngay và được sản xuất hàng loạt tại nhà máy Thái Bình từ năm 2012 đến nay.
Ông có thể chia sẻ bí quyết nào đã giúp ông đạt được những kỷ lục tuyệt vời như thế không?
Mục đích của tôi khi lao vào con đường nghiên cứu sáng tạo không phải để phấn đấu đạt kỷ lục. Mục tiêu của tôi là sáng tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng vào thực tế trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn và bảo vệ môi trường để mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trong cộng đồng xã hội. Và mục tiêu đó tôi đã đạt được khi cả người giàu, người nghèo, người thành thị hay nông thôn đều được hưởng lợi từ các sáng chế của tôi khi ứng dụng vào cuộc sống. Chẳng hạn, người lao động ngành thoát nước sẽ không phải chui vào lòng cống độc hại và nguy hiểm khi sử dụng máy tời nạo vét cống ngầm; người dân thành thị không còn phải chịu mùi hôi thối bốc lên từ lòng cống khi đô thị đó lắp đặt hệ thống hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới; môi trường được bảo vệ tối đa khi người dân sử dụng bể phốt đô thị, nông thôn…
Việc xác lập kỷ lục đến với tôi một cách tự nhiên, cũng như việc được cấp bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Kỷ lục Thế giới cũng do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác minh và gửi hồ sơ đề nghị.
Vừa là nhà sáng chế, vừa là doanh nhân, ông có gặp khó khăn gì khi điều hành công ty không?
Tôi cho rằng đây lại là thuận lợi cho tôi vì việc sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và điều hành doanh nghiệp hỗ trợ qua lại với nhau. Là doanh nhân, tôi có điều kiện chủ động trong việc huy động nguồn lực cho việc nghiên cứu sáng tạo, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn. Là chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực công ích, bảo vệ môi trường, các nghiên cứu, sáng tạo của tôi hỗ trợ rất nhiều và được ứng dụng ngay vào thực tế dịch vụ công ích của doanh nghiệp như: hố ga thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới, máy tời nạo vét cống ngầm, giếng thăm (hố ga) bê tông cốt thép thành mỏng mối nối mềm…
Vấn đề khó khăn duy nhất là sắp xếp thời gian sao cho phù hợp để việc nghiên cứu và quản lý doanh nghiệp không làm ảnh hưởng đến nhau. Tôi tận dụng toàn bộ thời gian hàng ngày, không có ngày nghỉ để tập trung cho công việc nghiên cứu, ứng dụng và quản lý doanh nghiệp. Tôi gần như không có ngày nghỉ, tôi ngủ rất ít, bởi hầu hết thời gian đầu óc tôi đều tập trung cho việc suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo ra những công trình khoa học phục vụ vị nhân sinh. Với tôi, đam mê nghiên cứu khoa học và công nghệ là nguồn vui, hạnh phúc và nghiệp đã ngấm vào huyết mạch thì chỉ có cống hiến và … tiếp tục cống hiến mà thôi!
Bình luận của bạn